Một số lưu ý khi đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam

Việt Nam là một thị trường hấp dẫn và năng động, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư quốc tế. Điều này bởi vì nền kinh tế phát triển, lực lượng lao động lớn và có nhiều chính sách ưu đãi cho hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, để đầu tư hiệu quả vào Việt Nam, nhà đầu tư cũng cần tìm hiểu kỹ về các quy định pháp luật liên quan đến đầu tư tại thị trường này.

 

1. LƯU Ý VỀ ĐIỀU KIỆN TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

- Trước khi thực hiện đầu tư vào Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài cần tìm hiểu kỹ lưỡng về pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về đầu tư tại Việt Nam nói riêng. Đối với nhà đầu tư nước ngoài khi tiếp cận thị trường Việt Nam (kinh doanh ngành nghề hạn chế tiếp cận) thì phải đáp ứng các điều kiện để đầu tư trong các ngành, nghề thuộc Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật Đầu tư 2020. Trong đó gồm có:

+ Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường;

+ Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện.

- Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:

+ Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;

+ Hình thức đầu tư;

+ Phạm vi hoạt động đầu tư;

+ Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;

+ Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Lưu ý: Đối với một số ngành nghề, pháp luật chuyên ngành của Việt Nam quy định về vốn pháp định như kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh tín dụng, ngân hàng… khi lựa chọn đầu tư những ngành nghề này tại Việt Nam, nhà đầu tư cần lưu ý chuẩn bị vốn và khả năng huy động vốn để việc xin cấp phép đầu tư được thuận lợi.

2. ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI GÓP VỐN, MUA CỔ PHẦN, MUA PHẦN VỐN GÓP CỦA TỔ CHỨC KINH TẾ

Thứ nhất, Nhà đầu tư nước ngoài bao gồm: (i) Cá nhân có quốc tịch nước ngoài; (ii) Tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam khi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế đã thành lập tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện tại khoản 2 Điều 24 Luật Đầu tư 2020 và khoản 4 Điều 65 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, gồm:

- Các điều kiện về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài khi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong tổ chức kinh tế đã thành lập tại Việt Nam;

- Điều kiện về bảo đảm quốc phòng, an ninh và điều kiện sử dụng đất đối với tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong trường hợp tổ chức kinh tế đó có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới và xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, trừ tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế được thành lập theo quy định của Chính phủ.

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài nhận cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế đã thành lập tại Việt Nam thông qua hợp đồng trao đổi, tặng cho, hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo quy định của pháp luật hoặc thông qua việc thừa kế phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 4 Điều này và thực hiện thủ tục theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.

Thứ hai, việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trên thị trường chứng khoán thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

Thứ ba, doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp phải tuân thủ điều kiện, thủ tục theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật khác có liên quan khi thực hiện hoạt động đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế hoặc chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác.

3. QUY ĐỊNH VỀ TỶ LỆ SỞ HỮU VỐN

Thứ nhất, tổ chức kinh tế đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

- Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;

- Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Thứ hai, Tổ chức kinh tế không thuộc ba trường hợp nêu trên thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Thứ ba, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới.

Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế trước khi thay đổi thành viên, cổ đông nếu việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp dẫn đến việc nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế (quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật đầu tư) nắm giữ trên 50% vốn điều lệ của tổ chức kinh tế trong các trường hợp:

- Tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới hoặc bằng 50% lên trên 50%;

- Tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu trên 50% vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế.

4. DỰ ÁN PHẢI XIN CHẤP THUẬN CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ

Chấp thuận chủ trương đầu tư là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về mục tiêu, địa điểm, quy mô, tiến độ, thời hạn thực hiện dự án; nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư và các cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có) để thực hiện dự án đầu tư.

Vì vậy, tùy thuộc vào tính chất, quy mô của dự án đầu tư mà nhà đầu tư phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư thuộc về: Quốc hội, Thủ tướng chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

5. LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư được tiến hành thông qua một trong các hình thức sau đây:

(1) Đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

(2) Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu;

(3) Chấp thuận nhà đầu tư theo quy định sau:

- Nếu tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất mà chỉ có một người đăng ký tham gia hoặc đấu giá không thành theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc trường hợp tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư mà chỉ có một nhà đầu tư đăng ký theo quy định của pháp luật về đấu thầu, cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục chấp thuận nhà đầu tư khi nhà đầu tư đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

- Cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư (đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư) nếu:

+ Nhà đầu tư có quyền sử dụng đất, trừ trường hợp Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định của pháp luật và đất đai;

+ Nhà đầu tư nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

+ Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao;

+ Trường hợp khác không thuộc diện đấu giá, đấu thầu theo quy định của pháp luật.

6. ƯU ĐÃI VỀ ĐẦU TƯ

- Các hình thức ưu đãi đầu tư:

+ Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp;

+ Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

+ Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất;

+ Khấu hao nhanh, tăng mức chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế.

- Các hình thức hỗ trợ đầu tư:

+ Hỗ trợ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào dự án đầu tư;

+ Hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực;

+ Hỗ trợ tín dụng;

+ Hỗ trợ tiếp cận mặt bằng sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ cơ sở sản xuất, kinh doanh di dời theo quyết định của cơ quan nhà nước;

+ Hỗ trợ khoa học, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ;

+ Hỗ trợ phát triển thị trường, cung cấp thông tin;

+ Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển.

 

Tham khảo thêm tại đây
 

Không phải đăng ký hộ kinh doanh nếu làm dịch vụĐại lý thuế TASCO tự hào là một tổ chức được sáng lập và dẫn dắt bởi những CEO có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Kế toán - Thuế - Tài chính tại các công ty đa quốc gia cùng với đội ngũ chuyên viên có trình độ chuyên môn cao, luôn cập nhật kiến thức thường xuyên và làm việc với phương châm "TẬN TÂM - TRÁCH NHIỆM - CHUYÊN NGHIỆP" đảm bảo cung cấp cho quý doanh nhân các dịch vụ thành lập doanh nghiệp, dịch vụ kế toán thuế, tư vấn thuế uy tín và chuyên nghiệp nhất. Bên cạnh đó, TASCO luôn đặt lợi ích của quý doanh nhân lên trên hết. Hơn ai hết, TASCO thấu hiểu khách hàng khi mới ra kinh doanh phải đầu tư khá nhiều chi phí. Vì vậy TASCO luôn hỗ trợ khách hàng giảm tối đa chi phí để vận hành doanh nghiệp bền vững.

Không phải đăng ký hộ kinh doanh nếu làm dịch vụ

⇒ Đăng ký tại đây để được TASCO tư vấn sớm nhất hoặc liên hệ hotline: 0975480868 (Zalo)

Không phải đăng ký hộ kinh doanh nếu làm dịch vụ

Quý doanh nhân có thể tham khảo thêm một số dịch vụ khác mà TASCO cung cấp:

                Không phải đăng ký hộ kinh doanh nếu làm dịch vụ Dịch vụ quyết toán thuế TNDN

                Không phải đăng ký hộ kinh doanh nếu làm dịch vụ Điều kiện hoàn thuế thu nhập cá nhân năm 2023

                Không phải đăng ký hộ kinh doanh nếu làm dịch vụ Đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng năm 2023

                Không phải đăng ký hộ kinh doanh nếu làm dịch vụ Các khoản phụ cấp, trợ cấp không tính vào thuế thu nhập cá nhân năm 2023

                Không phải đăng ký hộ kinh doanh nếu làm dịch vụ Dịch vụ đại lý thuế

                Không phải đăng ký hộ kinh doanh nếu làm dịch vụ Dịch vụ kế toán trọn gói

                Không phải đăng ký hộ kinh doanh nếu làm dịch vụ Dịch vụ lập báo cáo tài chính

Không phải đăng ký hộ kinh doanh nếu làm dịch vụ

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ TASCO

Địa chỉ: 39 Đường N8 KDC Jamona City Quận 7, TPHCM

Hotline: 0975.48.08.68 (Zalo) – 085.486.2446

Email: lienhe@dailythuetasco.com

Website: https://dailythuetasco.com/

Facebook: https://www.facebook.com/DAILYTHUETASCO

Zalo OA: https://zalo.me/61953192489762962

Google Maps: https://g.page/r/CYHyfLDA7EPJEBA

Instagram: https://www.instagram.com/tv/CjA36vio0ol/?igshid=YmMyMTA2M2Y=

Cộng đồng Zalo: https://zalo.

 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng