Những sai sót thường gặp khi quyết toán thuế TNCN 2021
Thông thường cuối năm người lao động sẽ cần quyết toán thuế thu nhập cá nhân cũng như để hoàn thuế TNCN. Nhưng trong quá trình quyết toán thuế TNCN sẽ gặp rất nhiều sai sót khi bạn chưa am hiểu rõ và sâu những quy định khi quyết toán thuế dẫn đến nhầm lẫn. Với mục đích hỗ trợ người nộp thuế thực hiện đúng trách nhiệm thuế, đặc biệt khi có quy định mới về mức giảm trừ gia cảnh năm 2020, Đại lý thuế TASCO sẽ chỉ ra những điểm sai thường gặp khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế TNCN.
1. Kê khai sai người lao động trong biểu mẫu 05-1-BK và 05-2BK:
- Mẫu 05-1-BK – áp dụng với các cá nhân có hợp đồng lao động dài hạn > 3 tháng và thuộc diện tính thuế thu nhập cá nhân theo biểu lũy tiến từng phần.
- Mẫu 05-2-BK – áp dụng với các cá nhân có hợp đồng lao động ngắn hạn và có thời hạn < 3 tháng thuộc diện tính thuế thu nhập cá nhân theo thuế suất toàn phần
- Trường hợp cá nhân vừa ký hợp đồng lao động thử việc (dưới 3 tháng) sau đó ký kết hợp đồng dài hạn > 3 tháng thì:
- Hợp đồng lao động thử việc (dưới 3 tháng kê khai) vào mục 05-2-BK
- Hợp đồng lao động dài hạn (trên 3 tháng) kê khai vào mục 05-1-BK
>>Hiện tại rất nhiều trường hợp đã được cơ quan bảo hiểm xã hội mời lên làm việc do kê khai sai các biểu mẫu từ 05-2-BK sang 05-1-BK
2. Xác nhận sai các người đủ điều kiện ủy quyền quyết toán thuế TNCN thay
- TH1: Cá nhân chỉ có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên tại một tổ chức, cá nhân trả thu nhập và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm ủy quyền quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm.
- TH2: Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một tổ chức, cá nhân trả thu nhập và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm ủy quyền quyết toán thuế kể cả trường hợp không đủ 12 tháng trong năm, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không có 10 triệu đồng đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ thuế 10% mà không có yêu cầu quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.
- TH3: Cá nhân là người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới trong trường hợp tổ chức cũ thực hiện chia tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi doanh nghiệp. Cuối năm người lao động có ủy quyền quyết toán thuế thì tổ chức mới phải thu lại chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân do tổ chức cũ đã cấp cho người lao động (nếu có) để làm căn cứ tổng hợp thu nhập, số thuế đã khấu trừ và quyết toán thuế thay cho người lao động.
Cá nhân đủ điều kiện quyết toán thuế sẽ tính giảm trừ cho bản thân theo quy định mới nhất năm 2020 là 132 triệu/ năm (tương đương 11 triệu/tháng), cá nhân không đủ điều kiện quyết toán thuế sẽ tính theo số tháng làm việc thực tế x 9 triệu đồng.
3. Sai lầm trong việc đăng ký người phụ thuộc
Căn cứ pháp luật: Điểm c Khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC
Nguyên tắc:
Người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công từ kinh doanh thì tại một thời điểm (tính đủ theo tháng) người nộp thuế lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi.
Đối với người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam được tính giảm trừ cảnh cho bản thân từ tháng 01 hoặc từ tháng 01 hoặc từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam trong năm tính thuế (được tính đủ theo tháng).
Trường hợp trong năm tính thuế cá nhân chưa giảm trừ cho bản thân hoặc giảm trừ cho bản thân chưa đủ 12 tháng thì được giảm trừ đủ 12 tháng khi thực hiện quyết toán thuế theo quy định.
Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc:
Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.
Khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ ngày đăng ký. Đối với người phụ thuộc đã được đăng ký giảm trừ gia cảnh trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được giảm trừ gia cảnh cho đến khi được cấp mã số thuế.
Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Riêng đối với người phụ thuộc khác( bên dưới ) tại điểm d, khoản 1, Điều này thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm tính thuế, quá thời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó.
Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.
Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng và đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này bao gồm:
- Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế.
- Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế.
- Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: con của anh ruột, chị ruột, em ruột.
- Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.
=> Đăng ký giảm trừ NPT khi nào ( hoặc nuôi dưỡng ) thì được tính giảm trừ khi đó cuối năm nếu đủ điều kiện ủy quyền quyết toán thì tính giảm trừ tròn năm.
=> Người lao động trong năm có thay đổi nơi làm việc thì phải báo giảm đăng ký NPT nơi làm cũ và thực hiện báo tăng NPT ở nơi làm mới như lần đầu.
>>> Mức giảm trừ khi tính thuế TNCN mới nhất.
4. Thời hạn đăng ký mã số thuế cá nhân
Đăng ký mã số thuế cá nhân cho người lao động để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động . TH người lao động không có MST cá nhân sẽ không được làm cam kết 02-CK để tạm không khấu trừ thuế cá nhân và là trường hợp phải tự đi quyết toán thuế TNCN không đủ điều kiện ủy quyền quyết toán.
Đăng ký MST cá nhân chậm nhất là trước khi thời điểm nộp quyết toán thuế TNCN hàng năm là 10 ngày.
Cam kết 02-CK-TNCN:
Điểm i khoản 1 điều 25 TT 111/2013/TT-BTC :
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Một số ý kiến cho rằng, cá nhân vẫn có quyền làm cam kết 02-CK-TNCN trong năm nếu làm nhiều nơi và đủ điều kiện :
- Có MST cá nhân tại thời điểm làm cam kết
- Có duy nhất “ thu nhập từ tiền lương tiền công ”
- Ước tính tổng thu nhập trong năm dưới 132triệu.
>>> Hướng dẫn quyết toán thuế TNCN 2021 mới nhất
>>> Cá nhân có thu nhập từ 2 nơi thì quyết toán thuế như nào?
>>> Dịch vụ quyết toán thuế TNCN uy tín - chuyên nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh
Liên hệ đến Đại lý thuế TASCO bằng những cách thức dưới đây hoặc để lại bình luận bên dưới bài viết nếu quý khách hàng có bất cứ vấn đề gì cần giải đáp liên quan đến thuế, kế toán thuế và các lĩnh vực tài chính liên quan, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn 24/7 hoàn toàn miễn phí.
TASCO - ĐẠI LÝ THUẾ CHỊU TRÁCH NHIỆM CAO NHẤT MỌI DỊCH VỤ
Hotline: 0854862446 - 0975480868 (zalo)
Website: dailythuetasco.com hoặc dichvutuvandoanhnghiep.vn
Xem thêm