Những điểm nổi bật trong nghị định 20/2025/NĐ-CP về giao dịch liên kết

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 20/2025/NĐ-CP nhằm sửa đổi, bổ sung một số quy định trong Nghị định 132/2020/NĐ-CP về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Những thay đổi trong Nghị định này sẽ tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp liên quan. Dưới đây là những điểm mới quan trọng mà doanh nghiệp cần nắm rõ.

Những điểm nổi bật trong nghị định 20/2025/NĐ-CP về giao dịch liên kết

 

1. Sửa đổi, bổ sung quy định về các bên có quan hệ liên kết


Nghị định 20/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điểm d, k và bổ sung điểm m khoản 2 Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP về các bên có quan hệ liên kết.

Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định các bên liên kết là:
 

d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay.

Nội dung trên được sửa tại Nghị định số 20/2025/NĐ-CP như sau:

d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện tổng dư nợ các khoản vốn vay của doanh nghiệp đi vay với doanh nghiệp cho vay hoặc bảo lãnh ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng dư nợ tất cả các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay.


Ngoài ra, Nghị định 20/2025/NĐ-CP đã bổ sung các trường hợp không áp dụng quy định tại điểm d nêu trên, bao gồm:

- Bên bảo lãnh hoặc cho vay là các tổ chức kinh tế hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng 2024 không tham gia trực tiếp, gián tiếp điều hành, kiểm soát, góp vốn, đầu tư vào doanh nghiệp đi vay hoặc doanh nghiệp được bảo lãnh theo quy định tại các điểm a,c,đ,e,g,k,l và m khoản này.

- Bên bảo lãnh hoặc cho vay là các tổ chức kinh tế hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đi vay hoặc được bảo lãnh không trực tiếp, gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn, đầu tư của một bên khác theo quy định tại các điểm b, e và i khoản này.


Ngoài ra, điểm k khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định các bên liên kết:

k) Các trường hợp khác trong đó doanh nghiệp chịu sự điều hành, kiểm soát, quyết định trên thực tế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kia.

Nội dung trên được bổ sung, làm rõ  “doanh nghiệp chịu sự điều hành” bao gồm cả chi nhánh hạch toán độc lập thực hiện kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

 

2. Bổ sung trường hợp các bên liên kết

Trong Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD), các khái niệm về Công ty con, Công ty kiểm soát và Công ty liên kết được quy định nhằm mục đích kiểm soát hoạt động của các tổ chức tín dụng, chứ không phải để phục vụ cho công tác quản lý thuế. Tuy nhiên, do có sự chồng chéo nhất định giữa các khái niệm này trong Luật Các tổ chức tín dụng và quy định về các bên có giao dịch liên kết tại Nghị định 132/2020/NĐ-CP, Chính phủ đã có những điều chỉnh nhằm đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ trong hệ thống pháp luật.

Cụ thể, Chính phủ đã bổ sung điểm m vào khoản 2 Điều 5 của Nghị định 132/2020/NĐ-CP nhằm quy định rõ hơn về các bên có quan hệ liên kết. Việc bổ sung này không chỉ giúp thống nhất cách hiểu về Công ty con, Công ty kiểm soát và Công ty liên kết của tổ chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng, mà còn phù hợp với tinh thần của Nghị quyết số 01/NQ-CP. Điều này giúp loại bỏ các xung đột pháp lý tiềm ẩn, đồng thời tạo cơ sở pháp lý vững chắc hơn trong việc xác định các bên có giao dịch liên kết.

Theo quy định mới được bổ sung, các bên có quan hệ liên kết có thể bao gồm:

  • Tổ chức tín dụng với Công ty con của tổ chức tín dụng đó.
  • Tổ chức tín dụng với Công ty kiểm soát tổ chức tín dụng đó.
  • Tổ chức tín dụng với Công ty liên kết của tổ chức tín dụng đó.

Những chủ thể này được quy định chi tiết trong Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế nếu có trong tương lai. Việc quy định cụ thể các mối quan hệ liên kết giúp làm rõ phạm vi áp dụng đối với các tổ chức tín dụng, tránh nhầm lẫn với các quy định về giao dịch liên kết trong quản lý thuế, đồng thời góp phần tăng cường tính minh bạch và hiệu quả trong việc kiểm soát hoạt động của các tổ chức tín dụng.

 

3. Bổ sung trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước trong quản lý giao dịch liên kết


Theo quy định tại Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP, Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm phối hợp cung cấp thông tin, số liệu liên quan đến các khoản vay và trả nợ nước ngoài của từng doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Trách nhiệm này được thực hiện trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước nhằm hỗ trợ công tác quản lý thuế đối với các giao dịch liên kết.

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước sẽ cung cấp thông tin theo danh sách yêu cầu từ Cơ quan thuế, bao gồm nhưng không giới hạn ở:

  • Kim ngạch khoản vay của doanh nghiệp.
  • Lãi suất áp dụng trong hợp đồng vay.
  • Kỳ trả lãi, trả gốc theo thỏa thuận.
  • Tình hình thực tế rút vốn, trả nợ (bao gồm cả gốc và lãi).
  • Các thông tin liên quan khác, nếu có.

Tuy nhiên, để tăng cường tính minh bạch và nâng cao hiệu quả kiểm soát giao dịch liên kết, Nghị định số 20/2025/NĐ-CP đã bổ sung thêm một số quy định quan trọng liên quan đến trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước trong việc phối hợp cung cấp thông tin. Cụ thể, ngoài các thông tin về khoản vay và trả nợ nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước còn phải cung cấp dữ liệu về người có liên quan theo quy định pháp luật. Những đối tượng này bao gồm:

1. Các cá nhân giữ chức vụ quản lý quan trọng tại tổ chức tín dụng, gồm:

  • Thành viên Hội đồng quản trị.
  • Thành viên Hội đồng thành viên.
  • Thành viên Ban kiểm soát.
  • Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc).
  • Các chức danh tương đương khác theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng.

2. Người có liên quan của cổ đông sở hữu từ 01% vốn điều lệ trở lên của tổ chức tín dụng.

3. Các công ty liên kết của tổ chức tín dụng, theo dữ liệu từ hệ thống thông tin quản lý của Ngân hàng Nhà nước.

Những quy định mới này giúp cơ quan thuế có cái nhìn toàn diện hơn về mối quan hệ liên kết trong hệ thống ngân hàng, từ đó xác định chính xác hơn các giao dịch có khả năng tiềm ẩn rủi ro về chuyển giá, trốn thuế.

Ngoài ra, nghị định cũng nêu rõ cơ chế phối hợp giữa Ngân hàng Nhà nước và Cơ quan thuế, nhằm đảm bảo thông tin cung cấp được đầy đủ, kịp thời và đúng quy định pháp luật. Đây là bước tiến quan trọng giúp tăng cường quản lý giao dịch liên kết trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, đồng thời nâng cao hiệu quả giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Nghị định 20/2025/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 27/3/2025 và sẽ áp dụng từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024. Doanh nghiệp cần nắm rõ những thay đổi này để kịp thời cập nhật và tuân thủ quy định mới.

 

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là gìĐại lý thuế TASCO tự hào là một tổ chức được sáng lập và dẫn dắt bởi những CEO có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Kế toán - Thuế - Tài chính tại các công ty đa quốc gia cùng với đội ngũ chuyên viên có trình độ chuyên môn cao, luôn cập nhật kiến thức thường xuyên và làm việc với phương châm "TẬN TÂM - TRÁCH NHIỆM - CHUYÊN NGHIỆP" đảm bảo cung cấp cho quý doanh nhân các dịch vụ thành lập doanh nghiệp, dịch vụ kế toán thuế, tư vấn thuế uy tín và chuyên nghiệp nhất. Bên cạnh đó, TASCO luôn đặt lợi ích của quý doanh nhân lên trên hết. Hơn ai hết, TASCO thấu hiểu khách hàng khi mới ra kinh doanh phải đầu tư khá nhiều chi phí. Vì vậy TASCO luôn hỗ trợ khách hàng giảm tối đa chi phí để vận hành doanh nghiệp bền vững.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là gì

⇒ Đăng ký tại đây để được TASCO tư vấn sớm nhất hoặc liên hệ hotline: 0975480868 (Zalo)

Đăng ký ngay

Quý doanh nhân có thể tham khảo thêm một số dịch vụ khác mà TASCO cung cấp:

                Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là gì Dịch vụ quyết toán thuế TNDN

                Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là gì Dịch vụ đại lý thuế

                Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là gì Dịch vụ kế toán trọn gói

                Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là gì Dịch vụ lập báo cáo tài chính

                Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là gì Dịch vụ thành lập doanh nghiệp

                Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là gì Dịch vụ quyết toán thuế TNCN

                Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là gì Dịch vụ hoá đơn điện tử

 

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ TASCO

Trụ sở: 39 đường N8 Jamona City Đào Trí Q7 Hồ Chí Minh.

𝐂𝐡𝐢 𝐧𝐡𝐚́𝐧𝐡 𝐁𝐢̀𝐧𝐡 𝐓𝐡𝐮𝐚̣̂𝐧: 728 Trần Hưng Đạo, Phường Đức Long, Thành Phố Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận.

Hotline: 0975.48.08.68 (Zalo) – 085.486.2446

Email: lienhe@dailythuetasco.com

Website: https://dichvutuvandoanhnghiep.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/DAILYTHUETASCO

Instagram: https://www.instagram.com/tv/CjA36vio0ol/?igshid=YmMyMTA2M2Y=

Cộng đồng Zalo: https://zalo

TRAO NIỀM TIN - NHẬN GIÁ TRỊ

 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng