Hồ sơ khai thuế là gì? Gồm những giấy tờ nào?

Việc khai thuế là nghĩa vụ  mà cá nhân và doanh nghiệp phải thực hiện. Tuy nhiên một số cá nhân và doanh nghiệp vẫn còn lúng túng trong việc chuẩn bị hồ sơ, không biết hồ sơ khai thuế nên chuẩn bị những giấy tờ nào. Bài viết dưới đây Tasco sẽ giúp bạn hiểu rõ những vấn đề trên nhé!!

Hồ sơ khai thuế là gì?

 

1. Hồ sơ khai thuế là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, hồ sơ khai thuế là bộ hồ sơ gồm tờ khai thuế và thành phần còn lại là các tài liệu, chứng từ liên quan đến nghĩa vụ nộp thuế.

Các chứng từ, tài liệu này là căn cứ xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế đối với nguồn ngân sách nhà nước.

Hồ sơ khai thuế do người nộp thuế lập nên và gửi đến cơ quan quản lý thuế bằng các phương thức điện tử hoặc gửi bản giấy.

Người nộp thuế phải khai tờ khai thuế, bảng kê và phụ lục theo mẫu đúng như quy định của Bộ Tài chính và người nộp thuế sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự chính xác, trung thực và đầy đủ của các nội dung trong tờ khai thuế, bảng kê, phụ lục.

Người nộp thuế phải nộp đầy đủ các tài liệu, chứng từ trong hồ sơ khai thuế với cơ quan quản lý thuế.

Đối với một số loại giấy tờ không được Bộ Tài chính ban hành mẫu nhưng pháp luật có liên quan có quy định mẫu thì người nộp thuế thực hiện theo quy định.

Như vậy, hồ sơ khai thuế là bộ hồ sơ bao gồm tờ khai thuế cùng các loại giấy tờ, tài liệu, chứng từ có liên quan khác dùng để làm căn cứ xác định nghĩa vụ thuế của các cá nhân, doanh nghiệp, hộ gia đình là những người nộp thuế.

2. Hồ sơ khai thuế cần những giấy tờ nào?

Hồ sơ khai thuế theo quy định tại Điều 43 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:

  • Hồ sơ khai thuế theo tháng: Tờ khai thuế tháng;

  • Hồ sơ khai thuế theo quý: Tờ khai thuế quý;

  • Hồ sơ khai thuế theo năm bao gồm:

  • Tờ khai thuế năm và các tài liệu liên quan đến số tiền thuế phải nộp;

  • Hồ sơ khai quyết toán thuế khi kết thúc năm bao gồm các tài liệu sau: tờ khai quyết toán thuế, báo cáo tài chính, tờ khai giao dịch liên kết, các tài liệu khác liên quan.

  • Hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế gồm:

  • Tờ khai thuế;

  • Hóa đơn, hợp đồng và các chứng từ liên quan đến nghĩa vụ thuế.

  • Hồ sơ khai thuế của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu: hồ sơ hải quan;

  • Hồ sơ khai thuế khi chấm dứt hoạt động, hợp đồng, chuyển đổi loại hình, tổ chức lại doanh nghiệp gồm:

  • Tờ khai quyết toán thuế;

  • Báo cáo tài chính đến thời điểm chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi loại hình, tổ chức lại doanh nghiệp;

  • Tài liệu khác liên quan.

3. Nộp hồ sơ khai thuế ở đâu?

Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế được quy định tại Điều 45 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn về địa điểm nộp hồ sơ khai thuế. 

Theo đó, tùy vào từng trường hợp, người nộp thuế sẽ thực hiện nộp thuế tại các cơ quan thuế khác nhau. Trong bài viết này sẽ hướng dẫn địa điểm nộp hồ sơ khai thuế trong 03 trường hợp:

  • Người nộp thuế kinh doanh trên nhiều tỉnh;
  • Người nộp thuế kinh doanh trên nhiều địa bàn của cấp tỉnh;
  • Người nộp thuế kinh doanh ở địa điểm khác nơi doanh nghiệp có trụ sở.

Ngoài ra, Luật Quản lý thuế và Nghị định 126/2020/NĐ-CP cũng hướng dẫn cụ thể về địa điểm nộp hồ sơ khai thuế trong những trường hợp khác.

Nộp hồ sơ khai thuế ở đâu?

 

3.1 Khi người nộp thuế kinh doanh trên nhiều tỉnh

Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với những người nộp thuế hoạt động kinh doanh trên nhiều địa bàn cấp tỉnh là cơ quan thuế nơi doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh khác tỉnh, thành phố nơi có trụ sở chính khi thuộc trường hợp sau đây:

  • Khai thuế VAT dự án đầu tư;

  • Khai thuế VAT hoạt động chuyển nhượng bất động sản dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng tại nơi có hoạt động chuyển nhượng bất động sản;

  • Khai thuế VAT tại nơi có nhà máy sản xuất điện;

  • Khai thuế tiêu thụ đặc biệt tại nơi gia công, sản xuất hàng hoá hoặc nơi cung cấp dịch vụ;

  • Khai thuế bảo vệ môi trường ở nơi sản xuất hàng hoá;

  • Khai thuế bảo vệ môi trường ở cơ sở sản xuất, kinh doanh than;

  • Khai thuế tài nguyên;

  • Khai thuế thu nhập doanh nghiệp ở đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh;

  • Khai phí bảo vệ môi trường ở nơi khai thác khoáng sản;

  • Khai lệ phí môn bài ở đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh.

 

3.2 Khi người nộp thuế kinh doanh trên nhiều địa bàn của cấp tỉnh

Theo quy định tại Khoản 3 ĐIều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân sản xuất, kinh doanh ở nhiều địa bàn là cơ quan thuế nơi có hoạt động sản xuất, kinh doanh.

3.3 Khi người nộp thuế kinh doanh ở khác nơi doanh nghiệp có trụ sở 

Theo quy định tại Khoản 2 ĐIều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với người nộp thuế có hoạt động, kinh doanh ở nhiều địa bàn cấp tỉnh khác nơi doanh nghiệp có trụ sở chính thì thực hiện hạch toán tập trung tại trụ sở chính, nộp hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế quản lý trụ sở chính

4. Trường hợp nào không phải nộp hồ sơ khai thuế?

Căn cứ khoản 3 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 91/2022/NĐ-CP) quy định các trường hợp người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế như sau:

– Người nộp thuế chỉ có hoạt động, kinh doanh thuộc đối tượng không chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế đối với từng loại thuế.

– Cá nhân có thu nhập được miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân và cá nhân có số tiền thuế phát sinh phải nộp hằng năm sau quyết toán thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công từ 50.000 đồng trở xuống, trừ cá nhân nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản; chuyển nhượng bất động sản.

– Doanh nghiệp chế xuất chỉ có hoạt động xuất khẩu thì không phải nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng.

– Người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh theo quy định tại Điều 4 Nghị định 126/2020/NĐ-CP.

– Người nộp thuế nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế, trừ trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, tổ chức lại doanh nghiệp theo quy định của khoản 4 Điều 44 Luật Quản lý thuế.

– Người khai thuế thu nhập cá nhân là tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc trường hợp khai thuế thu nhập cá nhân theo tháng, quý mà trong tháng quý đó không phát sinh việc khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của đối tượng nhận thu nhập.

Trường hợp nào không phải nộp hồ sơ khai thuế?

 

5. Hạn nộp hồ sơ khai thuế

Thời hạn nộp tờ khai và nộp thuế giá trị gia tăng (nếu có), báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn)

Lưu ý: Doanh nghiệp không phát sinh hóa đơn đầu vào và đầu ra thì đến thời hạn công ty vẫn phải nộp tờ khai thuế GTGT và tờ khai TNCN nếu có phát sinh thu nhập chịu thuế TNCN trong kỳ:

  • Tờ khai quý 1: Hạn chậm nhất là ngày 30/04
  • Tờ khai quý 2: Hạn chậm nhất là ngày 31/07
  • Tờ khai quý 3: Hạn chậm nhất là ngày 31/10
  • Tờ khai quý 4: Hạn chậm nhất là ngày 31/01 năm sau

Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn Quý I nộp chậm nhất là ngày 30/4; quý II nộp chậm nhất là ngày 30/7, quý III nộp chậm nhất là ngày 30/10 và quý IV nộp chậm nhất là ngày 30/01 của năm sau.

Lưu ý đối với các doanh nghiệp đã nộp thông báo phát hành hóa đơn, hàng quý, tổ chức, hộ, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ (trừ đối tượng được cơ quan thuế cấp hóa đơn) có trách nhiệm nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp, kể cả trong kỳ không sử dụng hóa đơn.

Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn nộp theo tháng áp dụng với các đối tượng được cơ quan thuế cấp hóa đơn hoặc có rủi ro cao về hóa đơn theo quyết định của cơ quan thuế.

Theo Nghị định 52/2021/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm 2021 đối với các doanh nghiệp có phát sinh tiền thuế phải nộp như sau:

  • Gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp của quý 1, quý 2 kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2021 của doanh nghiệp.
  • Thời gian gia hạn là 03 tháng, kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Doanh nghiệp tự cân đối mức thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính và sau đó cuối năm tổng hợp doanh thu, chi phí để quyết toán tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm (nếu có)

Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm

Doanh nghiệp lưu ý dù công ty không phát sinh hoạt động kinh doanh vẫn phải lập và nộp báo cáo tài chính cho năm hoạt động. Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

Thời hạn nộp tờ khai thuế môn bài và thuế môn bài

Người nộp lệ phí môn bài (trừ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) mới thành lập (bao gồm cả doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh) hoặc có thành lập thêm đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh thực hiện nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm sau năm thành lập hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Trường hợp trong năm có thay đổi về vốn thì người nộp lệ phí môn bài nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm sau năm phát sinh thông tin thay đổi.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hồ sơ khai thuế là gì? Gồm những giấy tờ nào? Hy vọng bài viết sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích về hồ sơ khai thuế 

 

Nếu bạn đang còn những vướn mắc về thuế cần giải đáp, đừng ngần ngại. Liên hệ với TASCO qua Hotline: 0975480868 hoặc qua ZALO 0705955325 để được TASCO tư vấn miễn phí nhé!!

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là gìĐại lý thuế TASCO tự hào là một tổ chức được sáng lập và dẫn dắt bởi những CEO có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Kế toán - Thuế - Tài chính tại các công ty đa quốc gia cùng với đội ngũ chuyên viên có trình độ chuyên môn cao, luôn cập nhật kiến thức thường xuyên và làm việc với phương châm "TẬN TÂM - TRÁCH NHIỆM - CHUYÊN NGHIỆP" đảm bảo cung cấp cho quý doanh nhân các dịch vụ thành lập doanh nghiệp, dịch vụ kế toán thuế, tư vấn thuế uy tín và chuyên nghiệp nhất. Bên cạnh đó, TASCO luôn đặt lợi ích của quý doanh nhân lên trên hết. Hơn ai hết, TASCO thấu hiểu khách hàng khi mới ra kinh doanh phải đầu tư khá nhiều chi phí. Vì vậy TASCO luôn hỗ trợ khách hàng giảm tối đa chi phí để vận hành doanh nghiệp bền vững.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là gì

⇒ Đăng ký tại đây để được TASCO tư vấn sớm nhất hoặc liên hệ hotline: 0975480868 (Zalo)

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là gì

Quý doanh nhân có thể tham khảo thêm một số dịch vụ khác mà TASCO cung cấp:

                Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là gì Dịch vụ quyết toán thuế TNDN

                Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là gì Dịch vụ đại lý thuế

                Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là gì Dịch vụ kế toán trọn gói

                Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là gì Dịch vụ lập báo cáo tài chính

                Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là gì Dịch vụ thành lập doanh nghiệp

                Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là gì Dịch vụ quyết toán thuế TNCN

                Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là gì Dịch vụ hoá đơn điện tử

Những thắc mắc khách hàng thường gặp

                Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là gì Điều kiện hoàn thuế thu nhập cá nhân năm 2023

                Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là gì Đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng năm 2023

                Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là gì Các khoản phụ cấp, trợ cấp không tính vào thuế thu nhập cá nhân năm 2023

 

 

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ TASCO

Trụ sở: 39 đường N8 Jamona City Đào Trí Q7 Hồ Chí Minh.
Chi nhánh 1: 17 Huỳnh Thúc Kháng, P. Hàm Tiến, Tp Phan Thiết, Bình Thuận.

Hotline: 0975.48.08.68 (Zalo) – 085.486.2446

Email: lienhe@dailythuetasco.com

Website: https://dailythuetasco.com/

Facebook: https://www.facebook.com/DAILYTHUETASCO

Zalo OA: https://zalo.me/61953192489762962

Google Maps: https://g.page/r/CYHyfLDA7EPJEBA

Instagram: https://www.instagram.com/tv/CjA36vio0ol/?igshid=YmMyMTA2M2Y=

Cộng đồng Zalo: https://zalo

 


 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng