Cách kiểm tra và rà soát sổ sách hợp lý
Để cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp được diễn ra suôn sẻ và tránh các rủi ro không đáng có, việc xây dựng một hệ thống sổ sách phù hợp là một điều quan trọng. Nó là tiền đề cho kiểm tra tính chính xác của số liệu, phát hiện điều chỉnh kịp thời những sai sót và tạo sự tin tưởng với cơ quan thuế.
I. QUY ĐỊNH VỀ SỔ SÁCH KẾ TOÁN THEO THÔNG TƯ 200/2014/TT-BTC
Tại chương V, điều 122 Thông tư 200/2014/TT-BTC, quy định về sổ kế toán như sau:
1. Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp chỉ có một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán. Doanh nghiệp phải thực hiện các quy định về sổ kế toán trong Luật Kế Toán, Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế Toán trong lĩnh vực kinh doanh, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế Toán và các văn bản hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Luật Kế Toán.
2. Doanh nghiệp được tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán cho riêng mình nhưng phải đảm bảo cung cấp thông tin về giao dịch kinh tế một cách minh bạch, đầy đủ, dễ kiểm tra, dễ kiểm soát và dễ đối chiếu. Trường hợp không tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán, doanh nghiệp có thể áp dụng biểu mẫu sổ kế toán theo hướng dẫn tại phụ lục số 4 Thông tư này nếu phù hợp với đặc điểm quản lý và hoạt động kinh doanh của mình.
3. Tùy theo đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý, doanh nghiệp được tự xây dựng hình thức ghi sổ kế toán cho riêng mình trên cơ sở đảm bảo thông tin về các giao dịch phải được phản ánh đầy đủ, kịp thời, dễ kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu. Trường hợp không tự xây dựng hình thức ghi sổ kế toán cho riêng mình, doanh nghiệp có thể áp dụng các hình thức sổ kế toán được hướng dẫn trong phụ lục số 4 Thông tư này để lập Báo cáo tài chính nếu phù hợp với đặc điểm quản lý và hoạt động kinh doanh của mình.
II. MỘT SỐ CÁCH KIỂM TRA VÀ RÀ SOÁT LẠI SỔ SÁCH
1. Kiểm tra chứng từ kế toán và hóa đơn
-
Đối chiều các hóa đơn đầu vào và đầu ra.
-
Tính hợp pháp của chứng từ hóa đơn (Mẫu biểu, tên hóa đơn, nội dung, ....
-
Kiểm tra số tiền trên hóa đơn và doanh thu ghi nhận trên sổ sách.
- Chứng từ chứng minh hợp lệ các phiếu thu, phiếu chi.
2. Kiểm tra đối chiếu số liệu báo cáo tài chính
-
Kiểm tra công nợ khoản phải thu, khoản phải trả.
-
Số dư đầu kỳ, cuối kỳ các tài khoản kế toán.
-
Kiểm tra số tiền các tài khoản trên sổ chi tiết, với số tiền khoản mục tương đương trên bảng cân đối kế toán.
3. Kiểm tra nghĩa vụ thuế liên quan
-
Hồ sơ chứng từ hợp lệ của các khoản thuế được khấu trừ.
-
Thông tin của tờ khai thuế Giá trị gia tăng, Thu nhập doanh nghiệp, Thu nhập cá nhân ..
-
Rà soát lại số tiền thuế đã nộp và các khoản còn phải nộp nếu có.
4. Kiểm tra hợp đồng lao động, khoản chi lương và bảo hiểm
- Mức lương chi trả cho nhân viên cần sự đồng nhất giữa bảng lương và hợp đồng lao động đã thỏa thuận trước đó, các khoản phụ cấp và làm thêm giờ nếu có.
- Rà soát khoản chi trả thực tế cho bảo hiểm với khoản trích nộp.
- Thực hiện kiểm tra lại đã nộp bảo hiểm đầy đủ cho nhân viên để tránh thiếu sót.
III. CÁCH LƯU TRỮ, SẮP XẾP TÀI LIỆU KẾ TOÁN HỢP LÝ
Tại điều 9, Nghị định 174/2016/NĐ-CP, hướng dẫn bảo quản, lưu trữ và cung cấp thông tin, tài liệu kế toán như sau:
1. Tài liệu kế toán lưu trữ phải là bản chính theo quy định của pháp luật cho từng loại tài liệu kế toán trừ một số trường hợp sau đây:
- Tài liệu kế toán quy định tại khoản 2, khoản 3, Điều 6 Nghị định này chỉ có một bản chính nhưng cần phải lưu trữ ở nhiều đơn vị thì ngoài đơn vị lưu bản chính, các đơn vị còn lại được lưu trữ tài liệu kế toán sao chụp.
- Trong thời gian tài liệu kế toán bị tạm giữ, tịch thu theo quy định tại khoản 4, Điều 6 Nghị định này thì đơn vị kế toán phải lưu trữ tài liệu kế toán sao chụp kèm theo "Biên bản giao nhận tài liệu kế toán" theo quy định tại khoản 2, Điều 7 Nghị định này.
- Tài liệu kế toán bị mất, bị hủy hoại do nguyên nhân khách quan theo quy định tại khoản 5, Điều 6 Nghị định này thì đơn vị kế toán phải lưu trữ tài - liệu kế toán là bản sao chụp. Trường hợp tài liệu kế toán không sao chụp được theo quy định tại khoản 6, Điều 6 Nghị định này thì đơn vị phải lưu trữ "Biên bản xác định các tài liệu kế toán không thể sao chụp được".
2. Tài liệu kế toán phải được đơn vị kế toán bảo quản đầy đủ, an toàn trong quá trình sử dụng. Đơn vị kế toán phải xây dựng quy chế về quản lý, sử dụng, bảo quản tài liệu kế toán trong đó quy định rõ trách nhiệm và quyền đối với từng bộ phận và từng người làm kế toán. Trường hợp đơn vị kế toán là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thì không bắt buộc phải xây dựng quy chế về quản lý, sử dụng, bảo quản tài liệu kế toán nhưng vẫn phải có trách nhiệm bảo quản đầy đủ, an toàn tài liệu kế toán theo quy định. Đơn vị kế toán phải đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện quản lý, bảo quản tài liệu kế toán. Người làm kế toán có trách nhiệm bảo quản tài liệu kế toán của mình trong quá trình sử dụng.
3. Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán quyết định việc bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán bằng giấy hay trên phương tiện điện tử. Việc bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán phải đảm bảo an toàn, đầy đủ, bảo mật và cung cấp được thông tin khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Tài liệu kế toán đưa vào lưu trữ phải đầy đủ, có hệ thống, phải phân loại, sắp xếp thành từng bộ hồ sơ riêng theo thứ tự thời gian phát sinh và theo kỳ kế toán năm.
5. Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán phải có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu kế toán kịp thời, đầy đủ, trung thực, minh bạch cho cơ quan thuế và cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Các cơ quan được cung cấp tài liệu kế toán phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản tài liệu kế toán trong thời gian sử dụng và phải hoàn trả đầy đủ, đúng hạn tài liệu kế toán đã sử dụng.
____________________________________________________________________________
Đại lý thuế TASCO tự hào là một tổ chức được sáng lập và dẫn dắt bởi những CEO có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Kế toán - Thuế - Tài chính tại các công ty đa quốc gia cùng với đội ngũ chuyên viên có trình độ chuyên môn cao, luôn cập nhật kiến thức thường xuyên và làm việc với phương châm "TẬN TÂM - TRÁCH NHIỆM - CHUYÊN NGHIỆP" đảm bảo cung cấp cho quý doanh nhân các dịch vụ thành lập doanh nghiệp, dịch vụ kế toán thuế, tư vấn thuế uy tín và chuyên nghiệp nhất. Bên cạnh đó, TASCO luôn đặt lợi ích của quý doanh nhân lên trên hết. Hơn ai hết, TASCO thấu hiểu khách hàng khi mới ra kinh doanh phải đầu tư khá nhiều chi phí. Vì vậy TASCO luôn hỗ trợ khách hàng giảm tối đa chi phí để vận hành doanh nghiệp bền vững.
⇒ Đăng ký tại đây để được TASCO tư vấn sớm nhất hoặc liên hệ hotline: 0975.48.08.68 (Zalo)
Quý doanh nhân có thể tham khảo thêm một số dịch vụ khác mà TASCO cung cấp:
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ TASCO
Trụ sở: 39 đường N8 Jamona City Đào Trí Q7 Hồ Chí Minh.
𝐂𝐡𝐢 𝐧𝐡𝐚́𝐧𝐡 𝐁𝐢̀𝐧𝐡 𝐓𝐡𝐮𝐚̣̂𝐧: 728 Trần Hưng Đạo, Phường Đức Long, Thành Phố Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận.
Hotline: 0975.48.08.68 (Zalo) – 085.486.2446
Email: lienhe@dailythuetasco.com
Website: https://dichvutuvandoanhnghiep.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/DAILYTHUETASCO
Instagram: https://www.instagram.com/tv/CjA36vio0ol/?igshid=YmMyMTA2M2Y=
Cộng đồng Zalo: https://zalo
TRAO NIỀM TIN - NHẬN GIÁ TRỊ
Xem thêm