Quyết định 970/QĐ-TCT thay mới quy trình kiểm tra thuế? Kiểm tra thuế đột xuất tại trụ sở doanh nghiệp trong trường hợp nào?
Ngày 14/7/2023, Tổng cục Thuế ban hành Quyết định 970/QĐ-TCT về Quy trình kiểm tra thuế.
Quyết định 970/QĐ-TCT ban hành quy trình kiểm tra thuế mới đúng không?
Ngày 14/7/2023, Tổng cục Thuế ban hành Quyết định 970/QĐ-TCT về Quy trình kiểm tra thuế.
Theo đó, đối với việc lựa chọn doanh nghiệp để kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế sẽ ưu tiên theo thứ tự rủi ro cao và kết hợp xem xét lựa chọn những doanh nghiệp đã quá 05 năm chưa được thanh tra, kiểm tra thuế.
Tương tự, đối với việc lựa chọn doanh nghiệp để đưa vào kế hoạch thanh tra tại trụ sở doanh nghiệp sẽ căn cứ theo kết quả xếp hạng rủi ro từ cao xuống và kết hợp xem xét lựa chọn doanh nghiệp đã quá 05 năm chưa thanh tra, kiểm tra thuế.
Quyết định 970/QĐ-TCT thay mới Quy trình kiểm tra thuế áp dụng kể từ ngày 14/7/2023.
Kể từ ngày 14/7/2023, quy định tại các Quyết định sau đây hết hiệu lực thi hành:
+ Quyết định 746/QĐ-TCT năm 2015 về việc ban hành quy trình kiểm tra thuế;
+ Quyết định 1215/QĐ-TCT năm 2020 về việc sửa đổi, bổ sung quy trình kiểm tra thuế;
+ Nội dung cơ quan thuế lấy ý kiến cơ quan, tổ chức có liên quan trước khi thực hiện xử lý vi phạm về thuế qua kiểm tra đối với các trường hợp còn vướng mắc tại Quy chế cơ quan thuế lấy ý kiến cơ quan, tổ chức có liên quan trước khi thực hiện kết luận thanh tra, xử lý vi phạm về thuế qua kiểm tra đối với các trường hợp còn vướng mắc được ban hành kèm theo Quyết định 2601/QĐ-TCT năm 2016.
Kiểm tra thuế đột xuất tại trụ sở doanh nghiệp trong trường hợp nào?
Căn cứ tiểu mục 1.3 Mục III Phần II Quy trình kiểm tra thuế ban hành kèm theo Quyết định 970/QĐ-TCT năm 2023 của Tổng Cục Thuế, cơ quan Thuế được quyền kiểm tra đột xuất tại trụ sở của doanh nghiệp mà không phải lập kế hoạch trong các trường hợp sau:
- Kiểm tra theo đơn tố cáo;
- Kiểm tra theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan thuế hoặc theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan thuế cấp trên;
- Kiểm tra theo đề nghị của doanh nghiệp (chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động, cổ phần hóa, chấm dứt hiệu lực mã số thuế, chuyển địa điểm kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý);
- Kiểm tra trước hoàn thuế;
- Kiểm tra theo đề xuất sau khi kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế;
- Các trường hợp kiểm tra đột xuất khác.
Việc lựa chọn người nộp thuế để lập kế hoạch, chuyên đề kiểm tra thực hiện như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 1.2 Mục III Phần II Quy trình kiểm tra thuế ban hành kèm theo Quyết định 970/QĐ-TCT năm 2023, việc lựa chọn người nộp thuế để lập kế hoạch, chuyên đề kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế thực hiện như sau:
(1) Lựa chọn qua phân tích đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro của người nộp thuế (không dưới 90%):
Lựa chọn người nộp thuế dự kiến đưa vào kế hoạch, chuyên đề kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế theo kết quả xếp hạng rủi ro từ cao xuống và không trùng lặp với người nộp thuế đã được lựa chọn đưa vào kế hoạch thanh tra, kết hợp xem xét lựa chọn người nộp thuế đã quá 05 (năm) năm chưa được thanh tra, kiểm tra thuế.
(2) Lựa chọn ngẫu nhiên (không quá 10%): lựa chọn người nộp thuế dự kiến đưa vào kế hoạch, chuyên đề kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế do bộ phận lập kế hoạch, chuyên đề lựa chọn ngẫu nhiên hoặc sử dụng chức năng hỗ trợ lựa chọn ngẫu nhiên của các ứng dụng hỗ trợ lập kế hoạch.
Trường hợp cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế có thông tin tin cậy làm giảm mức độ rủi ro của người nộp thuế tới mức thấp hoặc có cơ sở cho rằng mức độ rủi ro của người nộp thuế là thấp chưa đưa vào kế hoạch kiểm tra năm thì cơ quan thuế quyết định không lựa chọn người nộp thuế đó vào kế hoạch, kiểm tra và lựa chọn người nộp thuế khác theo quy định để đưa vào kế hoạch, kiểm tra năm.
Trường hợp trong công tác quản lý thuế, có thông tin thu thập và xác minh được người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro cao thì cơ quan thuế lựa chọn bổ sung vào kế hoạch kiểm tra năm. Cơ quan thuế chịu trách nhiệm về các quyết định thay đổi của mình.
Danh sách người nộp thuế được lựa chọn kiểm tra theo kế hoạch, chuyên đề kiểm tra hàng năm gồm các nội dung chủ yếu sau: Tên người nộp thuế, mã số thuế, địa chỉ của các đối tượng kiểm tra; nội dung kiểm tra; chuyên đề kiểm tra, thời gian dự kiến kiểm tra.
Việc lựa chọn người nộp thuế để xây dựng kế hoạch, chuyên đề kiểm tra thuế phải tránh trùng lặp, chồng chéo theo quy định tại Luật Quản lý thuế, các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Đại lý thuế TASCO tự hào là một tổ chức được sáng lập và dẫn dắt bởi những CEO có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Kế toán - Thuế - Tài chính tại các công ty đa quốc gia cùng với đội ngũ chuyên viên có trình độ chuyên môn cao, luôn cập nhật kiến thức thường xuyên và làm việc với phương châm "TẬN TÂM - TRÁCH NHIỆM - CHUYÊN NGHIỆP" đảm bảo cung cấp cho quý doanh nhân các dịch vụ thành lập doanh nghiệp, dịch vụ kế toán thuế, tư vấn thuế uy tín và chuyên nghiệp nhất. Bên cạnh đó, TASCO luôn đặt lợi ích của quý doanh nhân lên trên hết. Hơn ai hết, TASCO thấu hiểu khách hàng khi mới ra kinh doanh phải đầu tư khá nhiều chi phí. Vì vậy TASCO luôn hỗ trợ khách hàng giảm tối đa chi phí để vận hành doanh nghiệp bền vững.
⇒ Đăng ký tại đây để được TASCO tư vấn sớm nhất hoặc liên hệ hotline: 0975480868 (Zalo)
Quý doanh nhân có thể tham khảo thêm một số dịch vụ khác mà TASCO cung cấp:
Điều kiện hoàn thuế thu nhập cá nhân năm 2023
Đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng năm 2023
Các khoản phụ cấp, trợ cấp không tính vào thuế thu nhập cá nhân năm 2023
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ TASCO
Địa chỉ: 39 Đường N8 KDC Jamona City Quận 7, TPHCM
Hotline: 0975.48.08.68 (Zalo) – 085.486.2446
Email: lienhe@dailythuetasco.com
Website: https://dailythuetasco.com/
Facebook: https://www.facebook.com/DAILYTHUETASCO
Zalo OA: https://zalo.me/61953192489762962
Google Maps: https://g.page/r/CYHyfLDA7EPJEBA
Instagram: https://www.instagram.com/tv/CjA36vio0ol/?igshid=YmMyMTA2M2Y=
Cộng đồng Zalo: https://zalo.
Xem thêm