THỦ TỤC TẠM NGỪNG KINH DOANH 2021
Doanh nghiệp của bạn đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng, nhất là trong giai đoạn dịch covid 19 đang kéo dài?
Bạn muốn tạm ngừng hoạt động trong thời gian ngắn để có thể thay đổi chiến lược kinh doanh và triển khai các dự định mới trong tương lai?
Vậy phương án tạm ngừng kinh doanh là lựa chọn hợp lý nhất. Đại lý thuế Tasco sẽ hướng dẫn cho quý doanh nghiệp thủ tục và hồ sơ đầy đủ để tiến hàng tạm ngừng hoạt động kinh doanh năm 2021
1. Tạm ngừng kinh doanh là gì?
Theo khoản 1 điều 41 Nghị định 01/NĐ-CP có quy định:
“Tạm ngừng kinh doanh” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp. Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo
Như vậy, tạm ngừng kinh doanh là việc doanh nghiệp tạm thời không thực hiện những hoạt động kinh doanh, nghĩa là doanh nghiệp không được ký kết hợp đồng, không được xuất hóa đơn hay có bất kỳ hoạt động nào khác trong thời gian tạm ngừng. Sau khi hết thời hạn, doanh nghiệp phải hoạt động trở lại nếu không phải làm thủ tục giải thể hoặc chuyển nhượng.
2. Căn cứ pháp lý của việc tạm ngừng kinh doanh
+ Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2021
+ Nghị định số 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành ngày 04/01/2021
+ Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT có hiệu lực thi hành ngày 01/05/2021
3. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh là bao lâu?
Doanh nghiệp và các đơn vị phụ thuộc chỉ được tạm ngưng kinh doanh liên tiếp 02 năm.
4. Thủ tục tạm ngừng kinh doanh
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng kinh doanh
Cá nhân, tổ chức soạn thảo các hồ sơ, tài liệu theo quy định. Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh có 1 phần quan trọng là lý do tạm ngừng kinh doanh, thông thường các doanh nghiệp đều lấy lý do là khó khăn về tài chính và không thể tiếp tục hoạt động.
Bước 2: Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh tới Sở kế hoạch đầu tư
Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, cá nhân, tổ chức nộp trực tuyến tới Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố đăng ký trụ sở chính doanh nghiệp
Bước 3: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty
Phòng Đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ, xin ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu cần) trong quá trình giải quyết. Sau khi hoàn tất kết quả giải quyết hồ sơ, cơ quan sẽ cập nhật tình trạng hồ sơ trên cơ sở dữ liệu trực tuyến để doanh nghiệp cập nhật được tình trạng hồ sơ
Bước 4: Nhận thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ (bản cứng) giấy tới Phòng đăng ký kinh doanh để nhận kết quả. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, doanh nghiệp sẽ thực hiện việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan đăng ký
Lưu ý: Thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh công ty chỉ cần nộp tại Sở kế hoạch đầu tư và KHÔNG phải nộp tại cơ quan thuế đang quản lý thuế của Doanh nghiệp.
Bước 5: Chính thức tạm ngừng hoạt động kinh doanh công ty
Sau khi nhận được thông báo tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp sẽ tạm ngừng từ thời gian được ghi trên thông báo, mọi hoạt động kinh doanh sau ngày tạm dừng hoạt động đều phải dừng lại, doanh nghiệp được phép hoạt động trở lại sau khi hết thời hạn tạm ngừng hoặc xin hoạt động sớm trở lại khi chưa hết thời hạn tạm ngừng.
5. Hồ sơ tạm ngừng hoạt động kinh doanh
5.1. Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Thông báo tạm ngừng kinh doanh (theo mẫu quy định);
- Quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên công ty về việc tạm ngừng kinh doanh;
- Giấy ủy quyền (nếu cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ của một đơn vị ngoài) .
5.2. Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh Công ty TNHH 1 thành viên
- Thông báo tạm ngừng kinh doanh (theo mẫu quy định);
- Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc tạm ngừng kinh doanh công ty;
- Giấy ủy quyền (nếu cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ của một đơn vị ngoài).
5.3. Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh Công ty Cổ phần
- Thông báo tạm ngừng kinh doanh (theo mẫu quy định);
- Quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng quản trị công ty về việc tạm ngừng kinh doanh;
- Giấy ủy quyền/hợp đồng ủy quyền (nếu cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ của một đơn vị ngoài).
5.4. Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh Công ty hợp danh
- Thông báo tạm ngừng kinh doanh (theo mẫu quy định);
- Quyết định và bản sao biên bản họp của các thành vien hợp danh;
- Giấy ủy quyền (nếu cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ của một đơn vị ngoài).
6. Thời hạn giải quyết hồ sơ tạm ngưng
+ Nếu hồ sơ hợp lệ, trong vòng 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành cấp giấy xác nhận tạm ngừng kinh doanh.
+ Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Bạn cần điều chỉnh và nộp lại hồ sơ theo các bước như trên.
Xem thêm các bài viết:
Rút ngắn thời gian báo trước khi tạm ngừng kinh doanh
Quản lý thuế đối với người nộp thuế tạm ngừng hoạt động kinh doanh
Tasco - Đại lý thuế chịu trách nhiệm cao nhất mọi dịch vụ
📞Hotline: 0854862446 - 0975480868 (Zalo)
🌏Website: https://dailythuetasco.com hoặc https://dichvutuvandoanhnghiep.vn
📧Email: lienhe.dailythuetasco@gmail.com
🏢Địa chỉ: 103/15 Nguyễn Thị Thập, P. Tân Phú, Quận 7, TPHCM
Fanpage: https://www.facebook.com/DAILYTHUETASCO
Tasco - Trao niềm tin - Nhận giá trị
Xem thêm