Quy định về con dấu của doanh nghiệp

Kể từ 01/07/2015 theo quy định của luật doanh nghiệp 2014 cơ quan công an không còn quản lý con dấu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo mẫu dấu tới cơ quan đăng ký kinh doanh trước khi sử dụng theo điều 44 Luật doanh nghiệp 2014. Tuy nhiên, quy định này đã bị bãi bỏ từ 01/01/2020 khi Luật doanh nghiệp 2020 có hiệu lực. Bài viết này TASCO sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về quy định mới nhất đối với con dấu của doanh nghiệp.

1. Con dấu của doanh nghiệp là gì?

  Con dấu của doanh nghiệp là dấu hiệu đặc biệt, không trùng lặp nhằm phân biệt giữa doanh nghiệp này và doanh nghiệp khác.

  Con dấu của doanh nghiệp là phương tiện đặc biệt được doanh nghiệp sử dụng để đóng lên văn bản, giấy tờ của mình. Con dấu có ý nghĩa thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý của các giấy tờ, văn bản mà nó đóng lên đó. Nói cách khác có những hợp đồng, giao dịch của công ty phải được đóng dấu thì mới phát sinh hiệu lực, nếu không có thì xem như vô hiệu.

2. Các quy định về con dấu:

2.1. Thẩm quyền quyết định:

       ✔ Chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân.

       ✔ Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh.

       ✔ Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn.

       ✔ Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần quyết định số lượng, hình thức, nội dung và mẫu con dấu, việc quản lý và sử dụng con dấu, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác (được quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành tại Điều 12 Nghị định 96/2015/NĐ-CP).

2.2. Mẫu con dấu:

  ▶ Mẫu con dấu công ty được thể hiện dưới một hình thức cụ thể (hình tròn, hình đa giác hoặc hình dạng khác). Mỗi doanh nghiệp có một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước.

2.3. Nội dung con dấu:

  ▶ Trong nội dung mẫu con dấu phải có thông tin về mã số doanh nghiệp và tên doanh nghiệp.

  ▶ Ngoài thông tin nêu trên, doanh nghiệp có thể bổ sung thêm ngôn ngữ, hình ảnh khác vào nội dung mẫu con dấu của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc bổ sung này không được vi phạm các điều cấm được quy định tại Điều 14 Nghị định 96/2015/NĐ-CP

2.4. Những điều cấm của con dấu:

       ❌ Quốc kỳ, Quốc huy, Đảng kỳ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

       ❌ Hình ảnh, biểu tượng, tên của nhà nước, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.

       ❌ Từ ngữ, ký hiệu và hình ảnh vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong, mỹ tục của dân tộc Việt Nam.

       ❌ Doanh nghiệp chịu trách nhiệm bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật có liên quan khi sử dụng hình ảnh, từ ngữ, ký hiệu trong nội dung hoặc làm hình thức mẫu con dấu.

3. Những điểm mới về con dấu theo Luật doanh nghiệp 2020:

3.1. Công nhận chữ ký số là dấu của doanh nghiệp:

  Căn cứ theo khoản 1 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định dấu của doanh nghiệp bao gồm:

       ☑ Dấu được làm tại cơ sở khắc dấu;

       ☑ Hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

3.2. Doanh nghiệp không phải thông báo mẫu dấu trước khi sử dụng:

       Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014 thì trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

       Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2020 đã bỏ quy định này do đó từ ngày 01/01/2021, doanh nghiệp sẽ không cần thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu.

3.3. Không quy định một số nội dung bắt buộc phải có trên con dấu:

       Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014 thì nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:

              ● Tên doanh nghiệp;

              ● Mã số doanh nghiệp.

       Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2020 không đề cập đến vấn đề này, do đó doanh nghiệp sẽ được toàn quyền quyết định về nội dung của dấu mình sử dụng mà không chịu ràng buộc bởi quy định pháp luật.

3.4. Thay đổi việc quản lý, lưu trữ con dấu:

     Căn cứ theo khoản 3 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty.

     Tuy nhiên. theo Luật Doanh nghiệp 2020, việc quản lý và lưu giữ dấu doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành.

⇒ Nếu quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào hãy đăng ký tại đây để được TASCO tư vấn sớm nhất hoặc liên hệ hotline: 0975480868 (Zalo)

Quý khách hàng có thể tham khảo thêm một số dịch vụ khác mà TASCO cung cấp:

                 Dịch vụ đại lý thuế

                 Dịch vụ kế toán trọn gói

                 Dịch vụ quyết toán thuế TNDN

                 Dịch vụ lập báo cáo tài chính

TASCO – ĐẠI LÝ THUẾ CHỊU TRÁCH NHIỆM CAO NHẤT MỌI DỊCH VỤ

Hotline: 0854862446 - 0975480868 (zalo)

Website: https://dailythuetasco.com hoặc https://dichvutuvandoanhnghiep.vn

Email: lienhe.dailythuetasco@gmail.com

Địa chỉ: 103/15 Nguyễn Thị Thập, P. Tân Phú, Quận 7, TPHCM

Fanpage: https://www.facebook.com/DAILYTHUETASCO

                                                                                                    TASCO - TRAO NIỀM TIN - NHẬN GIÁ TRỊ


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng