Những lợi ích của việc sử dụng hóa đơn điện tử

Bộ Tài chính ban hành Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC có nhiều quy định mới khiến nhiều doanh nghiệp gặp một số vướng mắc khi triển khai thực hiện, đặc biệt là những nội dung đối với hóa đơn điện tử cần nắm rõ. Bài này viết sẽ giúp quý khách hàng nắm rõ được những lợi ích của việc sử dụng hóa đơn điện tử.

Mục lục bài viết

1. Đối với doanh nghiệp, cá nhân mua bán hàng hóa, dịch vụ.

2. Đối với xã hội.

3. Đối với cơ quan quản lý.

3.1 Đối với cơ quan Thuế.

3.2 Đối với cơ quan Hải quan.

 

Căn cứ theo Quyết định 2016/QĐ-BTC, triển khai áp dụng hóa đơn điện tử đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên toàn quốc từ tháng 04/2022. Sau đây là những lợi ích mà hóa đơn điện tử mang lại:

1. Đối với doanh nghiệp, cá nhân mua bán hàng hóa, dịch vụ:

     👉 Tiết kiệm chi phí in ấn, phát hành hóa đơn: Nếu như với hóa đơn giấy, các doanh nghiệp thường phải mất khá nhiều thời gian và chi phí cho việc đặt in hóa đơn, vận chuyển, lưu trữ, viết hóa đơn… trong khi với hóa đơn điện tử, doanh nghiệp chỉ tốn một khoản chi phí cho phần mềm hóa đơn điện tử. Như vậy, theo ước tính, chi phí của hóa đơn điện tử thấp hơn nhiều lần so với hóa đơn giấy.

     👉 Giảm đáng kể thời gian giao – nhận hóa đơn: Việc xuất hóa đơn giấy hiện nay khá phức tạp, kế toán phải kê giấy than lên liên 2 và liên 3 khi viết, viết chính xác các thông tin của khách hàng và chuyển hóa đơn cho khách hàng qua đường bưu điện. Thông thường, phải mất vài ngày khách hàng mới nhận được hóa đơn. Trong khi đó, với hóa đơn điện tử, chỉ cần vài click nhấp chuột, người mua hàng đã có thể ngay lập tức nhận được hóa đơn dù đang ở bất cứ nơi nào có mạng kết nối Internet.

     👉 Không lo bị thất lạc hóa đơn: Hóa đơn điện tử được lập trên máy tính và cũng sẽ được chuyển cho khách hàng qua mạng Internet, trong khi hóa đơn giấy phải được gửi qua đường bưu điện hoặc các đơn vị vận chuyển khác. Việc hóa đơn giấy bị thất lạc rất dễ rảy xa và gây không ít phiền toái cho cả nhà cung cấp và khách hàng. Theo Thông tư 176/2016/TT-BTC, trường hợp làm mất hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) có thể bị phạt từ 4 triệu đồng đến 8 triệu đồng.

     👉 Có độ an toàn, chính xác cao: Hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã xác thực của cơ quan thuế. Vì thế, đây là loại hóa đơn không thể làm giả. Đáng chú ý, hóa đơn điện tử có độ chính xác rất cao, trong khi viết hóa đơn giấy thường xảy ra sai sót như: viết sai tên người mua hàng, sai địa chỉ, sai mã số thuế, sai đơn giá… và việc xử lý sai sót trong các trường hợp này thường rất phức tạp và mất thời gian.

     👉 Không phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn: Theo quy định của Thông tư 39/2014/TT-BTC, doanh nghiệp sử dụng hóa đơn giấy phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng quý; hạn báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý I là 30/4, quý II là 30/7, quý III là 30/10 và quý IV là 30/1 của năm sau. Tuy nhiên, khi sử dụng hóa đơn điện tử, doanh nghiệp không cần phải lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn vì mọi thông tin đều đã được Tổng cục Thuế lưu trữ qua hệ thống phần mềm. Kế toán doanh nghiệp giảm bớt được một đầu mục công việc mỗi quý.

     👉 Dễ dàng tra cứu và đối chiếu: Giúp người mua dễ dàng tra cứu và đối chiếu được hóa đơn điện tử do người bán cung cấp.

2. Đối với xã hội:

    ✔ Góp phần chuyển đổi cách thức phục vụ người dân, phương thức quản lý, tổ chức thực hiện của cơ quan thuế theo hướng tự động nhằm cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi, giảm chi phí, tăng năng suất hoạt động của doanh nghiệp

    ✔ Việc thực hiện đúng các quy định về hóa đơn, chứng từ của các tổ chức, cá nhân giúp tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân nộp thuế, từ đó giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp được thuận lợi.

    ✔ Đẩy mạnh sự phát triển thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới

    ✔ Triển khai hóa đơn điện tử là một trong các nội dung quan trọng nhằm thúc đẩy trong chuyển đổi số tại các doanh nghiệp, chuyển đổi số đối với cơ quan tài chính cũng như trong các cơ quan nhà nước khác.

    ✔ Mang nhiều lợi ích chung cho xã hội, như: tiết kiệm chi phí, tài nguyên, nguồn lực và bảo vệ môi trường.

3. Đối với cơ quan quản lý:

3.1. Đối với cơ quan Thuế:

    Thay thế vị trí của hóa đơn giấy trong giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ, công tác quản lý của cơ quan thuế dựa trên số hóa dữ liệu trên cơ sở áp dụng công nghệ thông tin để thu thập, tổng hợp, báo cáo dữ liệu từ hóa đơn điện tử.

    Việc sử dụng hóa đơn điện tử còn giúp ngành Thuế xây dựng cơ sở dữ liệu về hóa đơn; hỗ trợ, phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, hoàn thuế, phân tích rủi ro doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh.

    Giúp cơ quan Thuế kịp thời ngăn chặn hóa đơn của các doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích, khắc phục tình trạng làm giả hóa đơn, tạo một môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp, thúc đẩy thương mại điện tử phát triển

3.2. Đối với cơ quan Hải quan:

    Tiết kiệm thời gian đối chiếu hóa đơn, giúp cơ quan Hải quan tại các cửa khẩu, sân bay nhanh chóng có thông tin để thực hiện hoàn thuế.

⇒ Nếu quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào hãy đăng ký tại đây để được TASCO tư vấn sớm nhất hoặc liên hệ hotline: 0975480868 (Zalo)

Quý khách hàng có thể tham khảo thêm một số dịch vụ khác mà TASCO cung cấp:

                 Dịch vụ đại lý thuế

                 Dịch vụ kế toán trọn gói

                 Dịch vụ quyết toán thuế TNDN

                 Dịch vụ lập báo cáo tài chính

TASCO – ĐẠI LÝ THUẾ CHỊU TRÁCH NHIỆM CAO NHẤT MỌI DỊCH VỤ

Hotline: 0854862446 - 0975480868 (zalo)

Website: https://dailythuetasco.com hoặc https://dichvutuvandoanhnghiep.vn

Email: lienhe.dailythuetasco@gmail.com

Địa chỉ: 103/15 Nguyễn Thị Thập, P. Tân Phú, Quận 7, TPHCM

Fanpage: https://www.facebook.com/DAILYTHUETASCO

                                                                                                          TASCO - TRAO NIỀM TIN - NHẬN GIÁ TRỊ

 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng