QUY ĐỊNH VỀ HOÁ ĐƠN ĐIỆN TƯ CÓ MÃ VÀ KHÔNG CÓ MÃ CỦA CƠ QUAN THUẾ.

Hoá đơn điện tử có mã và không có mã của cơ quan thuế là gì? các quy định về hoá đơn điện tử có mã và không có mã, đối tượng sử dụng hoá đơn điện tử không có mã và đối tượng sử dụng hoá đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.

 

 

1. HOÁ ĐƠN ĐIỆN TỬ CÓ MÃ VÀ KHÔNG CÓ MÃ CỦA CƠ QUAN THUẾ LÀ GÌ?

Căn cứ theo điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP:

2) Hoá đơn điện tử là hoá đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán háng hoá, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hoá đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối dữ liệu điện tử với cơ quan thuế trong đó:

a) Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua.

Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm số giao dịch là một dãy số duy nhất do hệ thống của cơ quan thuế tạo ra và một chuỗi ký tự được cơ quan thuế mã hóa dựa trên thông tin của người bán lập trên hóa đơn.

b) Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế.

2. QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG HOÁ ĐƠN ĐIỆN TỬ CÓ MÃ VÀ KHÔNG CÓ MÃ CỦA CƠ QUAN THUẾ.

Căn cứ theo điều 55 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định:

1. Tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ có quyền:

a) Tạo hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế để sử dụng nếu đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 91 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14;

Khoản 2 Điều 91 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 cụ thể như sau:

2. Doanh nghiệp Kinh doanh ở lĩnh vực điện lực xăng dầu, bưu chính viễn thông, nước sạch, tài chính tín dụng, bảo hiểm, y tế, kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh siêu thị, thương mại, vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ và doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã hoặc sẽ thực hiện dao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, xây dựng hạ tần công nghệ thông tin, có hệ thống phần mền kế toán, phần mềm lập hoá đơn điện tử đáp ứng lập, tra cứu hoá đơn điện tử, lưu trữ dữ liệu hoá đơn điện tử theo quy định và đảm bảo việc truyền dữ liệu hoá đơn điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế thì được sử dụng hoá đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ, trừ trường hợp rủi ro về thuế cao theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và trường hợp đăng ký sử dụng hoá đơn điện tử có mã của cơ quan thuế. 
b) Sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế nếu thuộc trường hợp và đối tượng quy định tại khoản 1,3,4 Điều 91 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14:

khoản 1,3,4 Điều 91 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 cụ thể như sau:

1. Doanh nghiệp tổ chức kinh tế sử dụng hoá đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ không phân biệt giá trị từng lần bán hàg hoá, cung cấp dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 4 điều này.

3. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 51 của Luật này và các trường hợp xác định được  doanh thu khi bán hàng hoá, dịch vụ sử dụng hoá đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ.

4. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không đáp ứng điều kiện phải sử dụng hoá đơn điện tử có mã của cơ quan thuế quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này nhưng cần hoá đơn để giao cho khách hàng hoặc trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được cơ quan thuế chấp nhận cấp hoá đơn điện tử để giao cho khách hàng thì được cơ quan thuế cấp hoá đơn điện tử có mã theo từng lần phát sinh và phải khai thuế, nộp thuế trước khi cơ quan thuế cấp hoá đơn điện tử theo từng lần phát sinh

Như vậy:

- Đối tượng sử dụng hoá đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là: 

+ Doanh nghiệp tổ chức kinh tế. hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh ( Hầu như mọi doanh nghiệp điều phái sử dụng hoá đơn điện tử có mã của Cơ quan thuế )

- Đối tượng sử dụng hoá đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là:

+ Doanh nghiệp kinh doanh ở 15 lĩnh vực sau: Điện lực, xăng dầu, bưu chính viễn thông, nước sạch, tài chính tín dụng, bảo hiểm, y tế, kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh siêu thị, thương mại, vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ.

+ Và doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã hoặc sẽ thực hiện dao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, xây dựng hạ tần công nghệ thông tin, có hệ thống phần mền kế toán, phần mềm lập hoá đơn điện tử đáp ứng lập, tra cứu hoá đơn điện tử, lưu trữ dữ liệu hoá đơn điện tử theo quy định và đảm bảo việc truyền dữ liệu hoá đơn điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế. 

 

Tasco - Đại lý thuế chịu trách nhiệm cao nhất mọi dịch vụ

        Tasco - Trao niềm tin - Nhận giá trị

 

Xem các dịch vụ của TASCO tại đây: 

1. Dịch vụ cung cấp phần mềm kế toán

2. Dịch vụ thành lập doanh nghiệp nhanh trọn gói

3. Dịch vụ kế toán trọn gói

4. Dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh

Tasco - Đại lý thuế chịu trách nhiệm cao nhất mọi dịch vụ

        Tasco - Trao niềm tin - Nhận giá trị

 Hotline: 0854862446 - 0975480868 (zalo)

 Website: dailythuetasco.com hoặc dichvutuvandoanhnghiep.vn

 Email:  lienhe.dailythuetasco@gmail.com

 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng