Chiến lược tối ưu thuế cho doanh nghiệp

Dù doanh nghiệp bạn lớn hay nhỏ, thì việc tối ưu thuế là công việc oái ăm mà doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt.

"Số thuế phải nộp là nhỏ nhất"  nếu không hiểu rõ yêu cầu này có khả năng bạn vi phạm các nguyên tắc về thuế để làm cho số thuế phải nộp là nhỏ nhất, Mà quên mất đi yếu tố đằng sau "Số thuế nộp là nhỏ nhất nhưng vẫn phải đúng luật" 

Hiện nay trốn thuế, né thuế diễn ra rất nhiều và phức tạp. Thực tế, ranh giới giữa những thuật ngữ này cũng không thực sự rõ ràng. Nếu như không hiểu rõ bản chất, doanh nghiệp có thể vi phạm pháp luật mà không biết.

 

Tối ưu thuế là gì?

Có thể hiểu đơn giản tối ưu thuế là việc vận dụng quy định pháp luật kết hợp với việc lập chiến lược dài hạn về thuế và đặc thù về thuế và ngành kinh doanh nhằm giảm thiểu chi phí về thuế một cách hợp pháp, trong khuôn khổ hệ thống pháp luật kinh tế. 

Việt tối ưu hoá nhằm giúp doanh nghiệp có lợi nhuận cao và phát triển bền vững. Đây là quyền lợi chính đáng và ngày càng được doanh nghiệp Việt Nam quan tâm.

Thực trạng tối ưu thuế của các doanh nghiệp hiện nay

"Thuế vừa là chi phí, vừa là pháp luật". Theo thống kê có tới 80% chủ Doanh nghiệp không nắm bắt được đầy đủ về quy định thuế, quy chuẩn hồ sơ chứng từ, nghiệm thu công việc kế toán thuế,... dẫn tới mức phạt có thể lên tới tiền tỷ, và người đền bù thiệt hại chính là chủ doanh nghiệp. Có thể nói, không giám đốc nào lại không có những nỗi lo và bức xúc về thuế. Vì thuế liên quan đến 2 vấn đề mang tính sống còn của doanh nghiệp, đó là “Tiết kiệm chi phí" và "tuân thủ pháp luật".

Việc các doanh nghiệp muốn tối ưu hoá chi phí đã trở thành hành vi trốn thuế xảy ra hầu hết các nước trên thế giới và cả Việt Nam. Doanh nghiệp luôn muốn làm giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Nhưng khi làm các nghĩa vự về thuế thì doanh nghiệp lại muốn làm tăng các khoản chi phí, để không phải nộp thuế hay làm cho số thuế phải nộp là ít nhất.

Một số biện pháp điển hình doanh nghiệp thường sử dụng đó là: 

- Kê khai thuế không đầy đủ với sự giúp sức của hai hay nhiều hệ thống sổ sách.

- Mua bán khống sử dụng hoá đơn bất hợp pháp để ghi nhận tăng chi phí đầu vào.

- Kê khai thiếu thu nhập chịu thuế. 

- Đưa các khoản chi phí cá nhân vào chi phí được trừ của doanh nghiệp.

Trốn thuế?

Trốn thuế là việc thực hiện những phương pháp mà pháp luật không cho phép nhằm làm giảm số tiền thuế phải nộp. Và hiển nhiên việc trốn thuế là phi pháp và có thể bị kết án vi phạm pháp luật. Một số thực trạng liên quan đến trốn thuế hiện nay của các doanh nghiệp như:

- Giấu doanh thu, xuất hoá đơn có giá trị khác nhau, xuất hoá đơn thấp hơn giá thực tế

- Giữ giá 

- Vẽ nhiều chi phí nhưng thực tế không có

- Đẩy chi phí nhân công lên cao

- Hạch toán và kê khai sai quy định của luật thuế và luật kế toán

- Thành lập công ty "ma"

- Người nộp thuế đang trong quá trình xin tạm ngừng kinh doanh nhưng thực tế vẫn đang sản xuất kinh doanh

Tránh thuế?

Tránh thuế là việc sử dụng những phương thức có trong khuôn khổ cho phép của pháp luật nhằm làm giảm thiểu chi phí thuế cho doanh nghiệp.

Ví dụ: việc vận dụng các chính sách ưu đãi thuế hay áp dụng những khoảng trống mà pháp luật chưa quy định để thực hiện các giao dịch. Điều này hết sức thận trọng vì sai một ly đi một dặm, có thể từ việc tránh thuế sang trốn thuế sai pháp luật.

Tránh thuế khác gì trốn thuế?

Trong khi “trốn thuế" là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Thì “tránh thuế" lại là hợp pháp vì nó là cách kết hợp pháp luật thuế và vận dụng tốt các kỹ thuật thuế để giảm thiểu các khoản thuế phải đóng. Một số cách tránh thuế có thể kể đến như:

- Đăng ký trích khấu hao tài sản cố định 

- Đăng ký chuyển lỗ trong vòng 5 năm

- Tránh thuế nhập khẩu

- Mua trước hay mua sau một mốc thời gian quan trọng nhất định đối với một số loại hàng hoá hay dịch vụ để tránh thuế trước bạ 

- Tránh thuế TNCN bằng cách chọn đối tượng nộp thuế

 

>>xem thêm: Ngành nghề chưa đăng ký kinh doanh có được xuất hóa đơn không?

Làm thế nào để tối ưu thuế phải nộp mà vẫn tuân thủ theo đúng quy định pháp luật?

Đối với những nhà tư vấn giỏi, không điều gì có thể làm khó họ. Họ sẽ biến “tảng đá” ngáng đường thành một cây cầu để qua sông. Họ sẽ nắm bắt ngay câu nói “vẫn đúng luật” để làm chìa khóa mở đường cho những khó khăn của mình. Lúc này, họ sẽ vận dụng các kỹ thuật tối ưu chi phí thuế một cách dài hạn, như ghi nhận sớm hơn một khoản chi phí và cố gắng đẩy lùi càng xa việc ghi nhận một khoản thu nhập, tức là càng làm cho nộp chậm thuế mà không phải trả lãi thì càng tốt.

Doanh nghiệp bạn muốn đẩy doanh thu từ 2022 sang năm 2023, thì bạn có thể ghi nhận một khoản chi phí về gần, dự phòng quỹ lương nhỏ hơn hoặc bằng 17% quỹ lương thực hiện (lương thực trả đến ngày nộp quyết toán) hoặc khi doanh thu vượt 10%, bạn có thể đề xuất ngay với sếp tăng gấp 2 lương tháng 13/ thưởng theo doanh số để tính lại quỹ lương thực hiện và tăng dự phòng quỹ lương. Bạn cũng có thể trích lập bảo hành công trình đã bán/ đã bàn giao cho người mua trong thời hạn bảo hành...

Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu tối ưu thuế, doanh nghiệp cần phải:


1. Am hiểu pháp luật: Để tối ưu thuế, việc đầu tiên là các doanh nghiệp phải am hiểu pháp luật, đặc biệt là luật thuế để vận dụng phù hợp và có lợi những quy định pháp luật hiện hành, kiểm soát chi phí thuế trong vòng khuôn khổ của pháp luật.

 

2. Xây dựng hệ thống quản trị vận hành bài bản, tổ chức tốt công tác kế toán thuế để làm tốt/ ngăn ngừa rủi ro ngay từ đầu,...

 

3. Xác định rõ các bước cần thiết khi tiến hành cắt giảm chi phí. Để nâng cao hiệu quả quản lý, giảm chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo được các hiệu quả đặt ra, mỗi doanh nghiệp phải đưa ra được các biện pháp giảm chi phí, cách thức quản lý và kiểm soát chi phí tốt nhất.

Bất kỳ doanh nghiệp nào khi hoạt động đều phát sinh chi phí, đối với nhà quản lý thì vấn đề kiểm soát được các chi phí là mối quan tâm hàng đầu. Kiểm soát được chi phí sẽ nâng cao hiệu quả chi tiêu, từ đó sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.

 

4. Xây dựng hệ thống tổ chức và cơ chế phối hợp công việc giữa các phòng ban bộ phận trong công ty. Nếu muốn có số liệu tài chính kế toán tốt thì chỉ riêng bộ phận kế toán không đủ sức làm được mà cần sự hợp sức đồng bộ giữa các phòng ban và từ chính chủ doanh nghiệp.

 

5. Xây dựng quy trình phối hợp giữa các phòng ban: Để phối hợp với các phòng ban một cách trơn tru thì nhất định phải xây dựng hệ thống quy trình, quy chuẩn, định mức, biểu mẫu kế toán thuế và kiện toàn hoàn thiện hồ sơ kế toán thuế nhằm tính đúng, tính đủ, đồng thời là cơ sở giải trình cho các khoản mục chi phí: giá vốn, bán hàng, quản lý, chi phí khác,... chi tiết đến từng khoản mục, không ngoại trừ các chi phí trước thành lập, chi phí góp vốn bằng tài sản, các khoản dự phòng, trích trước, khuyến mại, quà tặng,...

 

6. Lập kế hoạch tài chính: Để đưa ra kế hoạch thuế (Doanh thu - chi phí – lợi nhuận thuế) tương ứng, kiểm soát kế hoạch thuế định kỳ hàng quý/ năm, bạn nên lập kế hoạch tài chính kinh doanh – dòng tiền trước ngày 25/12 hàng năm.

7. Xây dựng những điều kiện thích hợp cho việc cắt giảm chi phí hiện tại:

- DN nên xây dựng hệ thống báo cáo tài chính có trọng điểm, qua đó cung cấp các chi tiết về những khu vực chi phí cụ thể trong từng bộ phận DN và có giải pháp ngăn ngừa việc chi tiêu không đúng chổ.

- Xây dựng các nhóm "chi phí trung tâm". Nhóm các chi phí này bao gồm cả các chi phí cho hoạt động chức năng chủ chốt lẫn các hoạt động kinh doanh quan trọng.

Mục đích của việc này nhằm quản lý tốt hơn các chi phí quan trọng và để nhận ra những khoản ngân sách có thể tiết kiệm được hiệu quả hơn nữa nhưng vẫn đảm bảo được những mục tiêu cơ bản và qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho mọi hoạt động kinh doanh trong DN.

8. Lập kế hoạch thuế:

- Khái niệm này thể hiện một tư duy mang tầm chiến lược. Đó là việc tối ưu số thuế phải nộp trong khuôn khổ của pháp luật.

- Cần phân biệt việc tối ưu số thuế phải nộp chứ không phải là giảm thiểu:

  • Giảm thiểu là việc giảm số thuế phải nộp nhưng có thể dẫn theo việc làm tăng một số khoản chi phí khác hoặc giảm thu nhập;
  • Tối ưu hóa tức là giảm mức thuế là tương đối so với việc giảm thu nhập hoặc tăng một số chi phí khác. Nói cách khác, có thể chấp nhận tăng mức thuế phải nộp nếu thuế thấp hơn mức độ tăng của thu nhập.

 

- Để làm được điều này đòi hỏi người lập kế hoạch phải có được tầm nhìn bao quát, tư duy kinh doanh nhạy bén và phải nắm được mối tương tác giữa kinh doanh và các loại thuế có thể tác động đến thu nhập của doanh nghiệp

- Để có được một chiến lược thuế tốt, người lập kế hoạch cần phải lưu ý vận dụng những điều như:

  • Giá trị thời gian của tiền: thời điểm đóng thuế là sớm hay muộn
  • Chênh lệch giá trị tính thuế: thu nhập chịu thuế nhiều hay ít
  • Chênh lệch thuế suất: do thuế suất các loại hình kinh doanh khác nhau là khác nhau, ở các nước khác nhau là khác nhau.

9. Củng cố chất lượng nhân sự kế toán:

  • Điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, chất lượng công tác kế toán thuế phụ thuộc vào chính nhân sự kế toán. Họ cần được tuyển dụng kỹ lưỡng, đánh giá năng lực chuyên môn và đặc biệt phải là người cập nhật thường xuyên chính sách.
  • Chú trọng tới việc phát triển đội ngũ nhân sự có đủ năng lực và trình độ, tăng cường ứng dụng khoa học – công nghệ để đem lại hiệu quả cao trong công tác quản trị, vận hành quy trình kiểm soát tuân thủ thuế.

 

10. Sử dụng dịch vụ tư vấn thuế chuyên nghiệp:

Đây là một trong những “tàng thư bí kíp” mà các doanh nghiệp hàng đầu thường sử dụng như một chiến lược quản trị chi phí thuế khi đối diện với một câu hỏi mang tính chất mở "Hãy làm cho số thuế phải nộp là nhỏ nhất".

Khi biết cách vận dụng tối ưu chi phí thuế đúng cách, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tránh được việc đẩy "bản thân" phải sử dụng đến các phương pháp trốn thuế mang đầy tính rủi ro như "bán hàng nhưng không xuất hóa đơn để giảm doanh thu", "tạo ra thông tin không có thật như lấy hóa đơn đầu vào với chi phí rẻ để tăng chi phí giảm thu nhập tính thuế".

Hoặc tận dụng các chính sách ưu đãi thuế sai cách – áp dụng các khoảng trống mà pháp luật chưa quy định tới để thực hiện các giao dịch không có thật.

 

Tất cả những điều trên doanh nghiệp đều có thể nhìn thấy nếu biết cách xây dựng một Kế hoạch thuế dài hạn. Trong kế hoạch kinh doanh sẽ có kế hoạch tài chính, từ kế hoạch tài chính sẽ xây dựng được lên kế hoạch thuế, vì thông qua đó người làm kế toán có thể dự báo được doanh thu, chi phí, số thuế phải nộp phát sinh, lợi nhuận thuế, đề xuất được những phương án tối ưu thuế đúng luật.

Lúc đó doanh nghiệp sẽ phân biệt rõ ràng các hành vi trốn thuế và tránh thuế để điều hành doanh nghiệp mình, tổ chức một cách có hiệu quả và tuân thủ theo quy định của pháp luật. Để tối ưu thuế, doanh nghiệp phải nắm vững và vận dụng các phương thức trên để sao cho tự mình có thể kiểm soát được chi phí thuế trong vòng an toàn của pháp luật, góp phần tăng lợi nhuận cho công ty, tổ chức và xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh.

>> xem thêm: Đại lý thuế Tasco

 

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là gìĐại lý thuế TASCO tự hào là một tổ chức được sáng lập và dẫn dắt bởi những CEO có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Kế toán - Thuế - Tài chính tại các công ty đa quốc gia cùng với đội ngũ chuyên viên có trình độ chuyên môn cao, luôn cập nhật kiến thức thường xuyên và làm việc với phương châm "TẬN TÂM - TRÁCH NHIỆM - CHUYÊN NGHIỆP" đảm bảo cung cấp cho quý doanh nhân các dịch vụ thành lập doanh nghiệp, dịch vụ kế toán thuế, tư vấn thuế uy tín và chuyên nghiệp nhất. Bên cạnh đó, TASCO luôn đặt lợi ích của quý doanh nhân lên trên hết. Hơn ai hết, TASCO thấu hiểu khách hàng khi mới ra kinh doanh phải đầu tư khá nhiều chi phí. Vì vậy TASCO luôn hỗ trợ khách hàng giảm tối đa chi phí để vận hành doanh nghiệp bền vững.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là gì

⇒ Đăng ký tại đây để được TASCO tư vấn sớm nhất hoặc liên hệ hotline: 0975480868 (Zalo)

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là gì

Quý doanh nhân có thể tham khảo thêm một số dịch vụ khác mà TASCO cung cấp:

                Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là gì Dịch vụ quyết toán thuế TNDN

                Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là gì Điều kiện hoàn thuế thu nhập cá nhân năm 2023

                Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là gì Đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng năm 2023

                Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là gì Các khoản phụ cấp, trợ cấp không tính vào thuế thu nhập cá nhân năm 2023

                Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là gì Dịch vụ đại lý thuế

                Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là gì Dịch vụ kế toán trọn gói

                Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là gì Dịch vụ lập báo cáo tài chính

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ TASCO

Trụ sở: 39 đường N8 Jamona City Đào Trí Q7 Hồ Chí Minh.
Chi nhánh 1: 17 Huỳnh Thúc Kháng, P. Hàm Tiến, Tp Phan Thiết, Bình Thuận.

Hotline: 0975.48.08.68 (Zalo) – 085.486.2446

Email: lienhe@dailythuetasco.com

Website: https://dailythuetasco.com/

Facebook: https://www.facebook.com/DAILYTHUETASCO

Zalo OA: https://zalo.me/61953192489762962

Google Maps: https://g.page/r/CYHyfLDA7EPJEBA

Instagram: https://www.instagram.com/tv/CjA36vio0ol/?igshid=YmMyMTA2M2Y=

Cộng đồng Zalo: https://zalo.


(*) Xem thêm

5.0/5
1 Đánh giá
5
1 Đánh giá
4
0 Đánh giá
3
0 Đánh giá
2
0 Đánh giá
1
0 Đánh giá
Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng