Cách tính thuế GTGT mới nhất năm 2022
Bài viết này TASCO sẽ thông tin đến cho quý khách hàng những thông tin cần thiết về cách thức tính thuế GTGT. Nếu quý khách hàng có thắc mắc cần được giải đáp hãy vui lòng liên hệ đến Đại lý thuế TASCO để được giải đáp và tư vấn hoàn toàn miễn phí qua hotline: 0975480868.
1. Thuế giá trị gia tăng là gì?
Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là thuế đánh vào người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Người tiêu dùng là người chi trả nhưng người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ thông qua việc cộng thuế vào giá bán mà người tiêu dùng phải thanh toán khi mua hàng hóa, dịch vụ.
Luật Thuế giá trị gia tăng quy định 2 phương pháp tính thuế GTGT, bao gồm:
- ✔ Phương pháp khấu trừ;
- ✔ Phương pháp trực tiếp.
2. Các đối tượng chịu thuế GTGT:
Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT.
3. Các đối tượng không chịu thuế GTGT:
✔ Sản phẩm là hàng hóa, dịch vụ của ngành nông nghiệp.
✔ Nhóm hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế theo cam kết quốc tế.
✔ Hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho xã hội.
✔ Nhóm hàng hóa dịch vụ không chịu thuế GTGT để phù hợp với thông lệ quốc tế.
✔ Nhóm hàng hóa dịch vụ không chịu thuế vì đó là hàng hóa, dịch vụ do nhà nước trả tiền.
✔ Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê.
✔ Chuyển quyền sử dụng đất.
✔ Hoạt động tài chính:
▶ Cho vay;
▶ Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác;
▶ Bảo lãnh ngân hàng;
▶ Cho thuê tài chính;
▶ Phát hành thẻ tín dụng;
▶ Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế;
▶ Các hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của pháp luật.
4. Các loại thuế suất thuế GTGT:
4.1. Mức thuế suất 0%:
Áp dụng đối với các hàng hóa, dịch vụ sau đây:
- ✔ Dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế;
- ✔ Hàng hóa xuất khẩu và được coi là xuất khẩu;
- ✔ Dịch vụ không chịu thuế GTGT theo quy định khi xuất khẩu.
4.2. Mức thuế suất 5%:
Áp dụng đối với những hàng hóa, dịch vụ dưới đây:
- ✔ Nước sạch dùng để phục vụ sản xuất và sinh hoạt;
- ✔ Quặng để sản xuất các loại phân bón, thuốc trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng nông nghiệp cây trồng, vật nuôi;
- ✔ Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương tưới tiêu, ao hồ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp;
- ✔ Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa qua chế biến, sản xuất thành sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế, bảo quản trong khâu tiêu dùng chưa đến trực tiếp người tiêu dùng mà có qua khâu trung gian;
- ✔ Mủ cao su sơ chế;
- ✔ Thực phẩm tươi sống, lâm sản chưa chế biến ở khâu kinh doanh thương mại, trừ gỗ, măng và các sản phẩm quy định;
- ✔ Đường, phụ phẩm trong sản xuất từ đường, bao gồm: rỉ đường, bã mía, bã bùn;
- ✔ Các sản phẩm thủ công, làm bằng tay, sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp;
- ✔ Các thiết bị, dụng cụ y tế thuộc đối tượng chịu thuế suất GTGT 5% nếu được sự xác nhận của Bộ Y tế;
- ✔ Dụng cụ, đồ dùng dùng cho việc giảng dạy và học tập;
- ✔ Dịch vụ tổ chức hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao hoặc biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành và chiếu phim;
- ✔ Đồ chơi cho trẻ em hoặc một số sách các loại (trừ sách không chịu thuế GTGT);
- ✔ Bán nhà ở xã hội, cho thuê mua nhà ở xã hội theo quy định;
- ✔ Một số dịch vụ khoa học và công nghệ khác.
4.3. Mức thuế suất 10%:
Áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc các đối tượng không chịu thuế, thuế suất 0% và thuế suất GTGT 5%.
Tuy nhiên căn cứu theo điều 1 của Nghị định 15/2022/NĐ-CP, giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% xuống còn 8%.
Quý khách hàng có thể xem thêm: Hướng dẫn thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng xuống còn 8% theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP
5. Công thức tính thuế GTGT:
Thuế GTGT = Giá tính thuế GTGT x Thuế suất thuế GTGT
Trong đó:
Giá tính thuế GTGT: là giá bán ra không bao gồm thuế GTGT. Cách xác định giá tính thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ trong một số trường hợp cụ thể như: Đối với với hàng hóa chịu các loại thuế khác như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, hàng hóa nhập khẩu hoặc hàng hóa dịch vụ dùng để trao đổi, biếu, tặng, trả thay lương, tiêu dùng nội bộ, hàng khuyến mại, hàng hóa bán theo phương thức trả chậm, trả góp… Bạn có thể xem chi tiết tại bài viết cách xác định giá tính thuế GTGT.
6. Thời điểm xác định thuế GTGT:
Đối với bán hàng hóa là thời điểm giao hàng hóa cho người mua không phân biệt đã thu được tiền hay chưa;
Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm nghiệm thu hoàn thành xong việc cung cấp dịch vụ hoặc thời điểm khách hàng ứng trước. Thời điểm nào xảy ra trước thì sẽ phát sinh nghĩa vụ thuế vào thời điểm đó;
Đối với thi công xây dựng, lắp đặt (bao gồm nguyên vật liệu và cả đóng tàu) là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hoàn thành hết các hạng mục công trình theo hợp đồng đã ký, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa;
Đối với hàng hóa nhập khẩu là thời điểm làm thủ tục đăng ký tờ khai hải quan.
⇒ Nếu quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào hãy đăng ký tại đây để được TASCO tư vấn sớm nhất hoặc liên hệ hotline: 0975480868 (Zalo)
Quý khách hàng có thể tham khảo thêm một số dịch vụ khác mà TASCO cung cấp:
TASCO – ĐẠI LÝ THUẾ CHỊU TRÁCH NHIỆM CAO NHẤT MỌI DỊCH VỤ
Hotline: 0854862446 - 0975480868 (zalo)
Website: https://dailythuetasco.com hoặc https://dichvutuvandoanhnghiep.vn
Email: lienhe.dailythuetasco@gmail.com
Địa chỉ: 103/15 Nguyễn Thị Thập, P. Tân Phú, Quận 7, TPHCM
Fanpage: https://www.facebook.com/DAILYTHUETASCO
TASCO - TRAO NIỀM TIN - NHẬN GIÁ TRỊ
Xem thêm