THỦ TỤC BỔ SUNG, THAY ĐỔI NGÀNH NGHỀ KINH DOANH 2021
Thủ tục bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh là một trong những thủ tục pháp lý quan trọng đối với doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng kinh doanh hoặc thay đổi sang lĩnh vực kinh doanh khác. Thủ tục bổ sung, thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh như thế nào? Hãy cùng Đại lý thuế Tasco tham khảo bài viết dưới đây
1. Bổ sung ngành nghề kinh doanh là gì?
Bổ sung ngành nghề kinh doanh là thủ tục được doanh nghiệp thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư khi doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh qua việc bổ sung thêm một hoặc nhiều ngành nghề kinh doanh chưa có vào giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau khi thủ tục hoàn tất, Sở kế hoạch đầu tư sẽ cấp giấy xác nhận ngành nghề đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.
2. Thay đổi ngành nghề kinh doanh là gì?
Thay đổi ngành nghề kinh doanh là thủ tục hành chính được doanh nghiệp tiến hành tại Sở kế hoạch đầu tư khi doanh nghiệp có nhu cầu thêm hoặc bớt ngành nghề kinh doanh. Sau khi thêm hoặc bớt ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh những ngành nghề có trong giấy xác nhận ngành nghề đăng ký.
3. Thủ tục bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh như thế nào?
Thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh sẽ được thực hiện theo 05 bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị thông tin, tài liệu cho việc thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh
Đầu tiên, khách hàng cần xác định việc thay đổi ngành nghề kinh doanh là theo hướng bổ sung ngành nghề kinh doanh hay bớt ngành nghề kinh doanh.
- Trường hợp bổ sung ngành nghề cần chuẩn bị sẵn mã ngành nghề kinh doanh dự định thêm.
- Trường hợp bớt ngành nghề cần liệt kê mã ngành nghề cần rút trong đăng ký kinh doanh.
Bước 2: Soạn hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh đầy đủ theo quy định
Bước 3: Nộp hồ sơ bổ sung hoặc thay đổi tới phòng đăng ký kinh doanh
Hồ sơ sau khi đã chuẩn bị xong sẽ được nộp trực tuyến trên cổng thông tin quốc gia để được thẩm định hồ sơ. (địa chỉ website: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/)
Bước 4: Thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ thay đổi ngành nghề tại cơ quan chức năng
Trong thời gian 03 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ của doanh nghiệp, phòng đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thẩm định nội dung hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 5: Cấp giấy xác nhận đăng ký ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp
Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, chuyên viên sẽ yêu cầu doanh nghiệp sẽ phải bản cứng (hồ sơ giấy) đến Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để cấp giấy xác nhận ngành nghề kinh doanh mới.
4. Hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh:
Để có một bộ hồ sơ hoàn chỉnh, doanh nghiệp sẽ phải tra cứu ở nhiều văn bản pháp luật, tìm hiểu cách điền thông tin trong hồ sơ. Hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh chi tiết như sau:
Hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh Công ty TNHH 1 thành viên
– 01 Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định (01 bản).
– 01 Quyết định và bản sao biên bản họp của chủ sở hữu công ty nêu rõ nội dung thay đổi trong Điều lệ công ty
– 01 Bản sao các tài liệu: Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký thuế, Giấy bổ sung cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp (trong trường hợp doanh nghiệp đã được cấp các giấy tờ trên hoặc giấy tờ có giá trị tương đương)
– 01 Giấy ủy quyền (nếu cá nhân, tổ chức nếu ủy quyền cho một tổ chức thực hiện)
Hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh Công ty TNHH 2 thành viên
– 01 Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định.
– 01 Quyết định và bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên nêu rõ nội dung thay đổi trong Điều lệ công ty
– 01 Bản sao các tài liệu: Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký thuế, Giấy bổ sung cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp (trong trường hợp doanh nghiệp đã được cấp các giấy tờ trên hoặc giấy tờ có giá trị tương đương)
– 01 Giấy ủy quyền (nếu cá nhân, tổ chức nếu ủy quyền cho một tổ chức thực hiện)
– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu có).
Hồ sơ thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh Công ty Cổ phần
– 01 Thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh theo mẫu quy định (01 bản).
– 01 Quyết định và bản sao biên bản họp Đại hội đồng cổ đông nêu rõ nội dung thay đổi trong Điều lệ công ty
– 01 Bản sao các tài liệu: Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký thuế, Giấy bổ sung cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp (trong trường hợp doanh nghiệp đã được cấp các giấy tờ trên hoặc giấy tờ có giá trị tương đương)
– 01 Giấy ủy quyền (nếu cá nhân, tổ chức nếu ủy quyền cho một tổ chức thực hiện) kèm bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu có):
Hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh Công ty hợp danh
– 01 Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định (01 bản).
– 01 Quyết định và bản sao biên bản họp của các thành viên hợp danh nêu rõ nội dung thay đổi trong Điều lệ công ty
– 01 Bản sao các tài liệu: Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký thuế, Giấy bổ sung cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp (trong trường hợp doanh nghiệp đã được cấp các giấy tờ trên hoặc giấy tờ có giá trị tương đương)
– 01 Giấy ủy quyền (nếu cá nhân, tổ chức nếu ủy quyền cho một tổ chức thực hiện);
– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu có):
– 01 Giấy ủy quyền (nếu cá nhân, tổ chức nếu ủy quyền cho một tổ chức thực hiện)
5. Chi phí bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh
Lệ phí nộp hồ sơ thay đổi, bổ sung ngành nghề và cấp giấy phép kinh doanh mới tại sở Kế Hoạch Đầu Tư : 200.000 VNĐ
Lệ phí công bố về việc thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh tại cổng thông tin quốc gia: 300.000 VNĐ
6. Công bố nội dung thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh trên cổng thông tin quốc gia
Sau khi hoàn thành việc thay đổi ngành nghề kinh doanh (nhận được giấy xác nhận ngành nghề kinh doanh mới) doanh nghiệp có nghĩa vụ tiến hành thủ tục công bố việc thay đổi ngành nghề trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (thay đổi ngành nghề chính là một trong những nội dung thay đổi đăng ký kinh doanh)
Lưu ý: Luật doanh nghiệp miễn việc công bố thông tin thay đổi khi tiến hành thay đổi nội dung cho đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp như địa điểm kinh doanh, chi nhánh công ty, văn phòng đại diện của công ty,...
7. Mức phạt nếu không thông báo thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, các cá nhân, tổ chức thay đổi ngành nghề kinh doanh phải thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch & Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính trong thời hạn 10 ngày (tính từ thời điểm có thay đổi). Nếu trong thời hạn này, cá nhân, tổ chức không gửi thông báo sẽ bị xử phạt hành chính theo nghị định 50/2016/NĐ-CP. Cụ thể, doanh nghiệp sẽ bị xử lý vi phạm như sau:
– Quá thời hạn 01 – 30 ngày doanh nghiệp bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000
– Quá thời hạn 31 – 90 ngày doanh nghiệp bị phạt tiền từ 1.000.000 đến 2.000.000
– Quá thời hạn từ 91 ngày trở lên bị phạt từ 2.000.000 đến 5.000.000
Trong khoảng thời gian 3 ngày làm việc, Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ xem xét và thực hiện bổ sung ngành nghề kinh doanh theo yêu cầu của doanh nghiệp. Nếu các hồ sơ mà doanh nghiệp chuẩn bị không đáp ứng yêu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo cần sửa đổi, bổ sung. Lúc này, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện theo yêu cầu của Phòng Đăng ký kinh doanh và gửi lại trong thời hạn 3 ngày làm việc.
Xem thêm các bài viết:
06 điểm lưu ý trước khi thành lập doanh nghiệp
Các công việc cần làm ngay sau khi thành lập doanh nghiệp
Tasco - Đại lý thuế chịu trách nhiệm cao nhất mọi dịch vụ
Tasco - Trao niềm tin - Nhận giá trị
Hãy liên hệ với TASCO để được tư vấn miễn phí:
Hotline: 0854862446 - 0975480868 (zalo)
Website: dailythuetasco.com hoặc dichvutuvandoanhnghiep.vn
Xem thêm