Hoàn thuế giá trị gia tăng - Hồ sơ và thủ tục thực hiện 2021

Hoàn thuế giá trị gia tăng được hiểu là một khoản thuế được nhà nước trả lại cho người nộp thuế sau khi đã nộp đủ vào ngân sách nhà nước. Để được hoàn thuế giá trị gia tăng, người nộp thuế cần thuộc diện được hoàn thuế, đủ điều kiện hoàn thuế và có đề nghị hoàn thuế.


Nội dung bài viết:

Điều kiện được hoàn thuế giá trị gia tăng

Hồ sơ thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng 

Thời hạn được hoàn thuế giá trị gia tăng

 

Hoàn thuế giá trị gia tăng năm 2021


1. Điều kiện được hoàn thuế GTGT

Để được hoàn thuế GTGT cần phải đáp ứng được những điều kiện sau đây:

+ Là cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ;

+ Là cơ sở kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hoặc giấy phép đầu tư, hoặc quyết định từ cơ quan có thẩm quyền;

+ Có con dấu theo quy định;

+ Lập và lưu giữ sổ sách kế toán, chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán;

+ Có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng theo mã số thuế của cơ sở kinh doanh đó.


2. Hồ sơ thủ tục hoàn thuế GTGT

Căn cứ Điều 49,50,51, 52 Thông tư 156/2013/NĐ-CP, hồ sơ và thủ tục hoàn thuế được quy định như sau:

 

2.1 Thủ tục hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư

+ Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu quy định số 01/ĐNHT (được ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC)

+ Tờ khai thuế giá trị gia tăng dành cho dự án đầu tư theo mẫu quy định số 02/GTGT

+ Bảng kê hóa đơn, chứng từ dịch vụ hàng hóa mua vào theo mẫu quy định số 01-2/GTGT

 

2.2 Thủ tục hoàn thuế GTGT đối với hàng xuất khẩu:

Hồ sơ cần chuẩn bị:

+ Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu quy định số 01/ĐNHT (được ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC);

+ Hợp đồng gia công, mua bán, tờ khai hải quan, chứng từ thanh toán qua ngân hàng…

 

2.3 Thủ tục hoàn thuế GTGT đối với dự án ODA

a. Đối với Nhà thầu chính, Chủ đầu tư

Hồ sơ cần chuẩn bị:

+ Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu quy định số 01/ĐNHT (được ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC);

+ Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào theo mẫu quy định số 01-1/ĐNHT;

+ Quyết định của cơ quan thẩm quyền về việc phê duyệt dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại, dự án sử dụng vốn ODA vay ưu đãi ngân sách nhà nước cấp phát (cần có bản chụp có đóng dấu, chữ ký xác nhận của người có thẩm quyền của dự án). Trong trường hợp được hoàn thuế giá trị gia tăng nhiều lần thì chỉ xuất trình lần đầu;

+ Có xác nhận từ cơ quan chủ quản của dự án ODA về hình thức cung cấp dự án ODA là ODA không hoàn lại hay là ODA vay được ngân sách nhà nước cấp phát ưu đãi thuộc vào đối tượng được hoàn thuế GTGT (cần có bản chụp có xác nhận của cơ sở) và xác nhận về việc không được ngân sách nhà nước cấp vốn đối ứng để thực hiện trả thuế GTGT. Và người nộp thuế cũng chỉ phải nộp tài liệu này với hồ sơ hoàn thuế lần đầu của dự án;

+ Trong trường hợp mà nhà thầu chính thực hiện lập hồ sơ hoàn thuế thì ngoài một số tài liệu nêu trên, cần phải có thêm xác nhận của chủ dự án về việc dự án không được ngân sách nhà nước bố trí vốn đối ứng để thanh toán cho nhà thầu theo giá có thuế GTGT; giá thanh toán theo kết quả thầu không có thuế GTGT và đề nghị được hoàn thuế cho nhà thầu chính.

Nơi nộp hồ sơ:

+ Cục Thuế quản lý trực tiếp tại địa bàn nơi mà thực hiện dự án vào bất kỳ thời điểm nào khi phát sinh số thuế GTGT đầu vào được hoàn trong thời gian thực hiện dự án;

+ Nếu dự án ODA có liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì gửi hồ sơ đến Cục Thuế quản lý trực tiếp nơi mà chủ dự án hiện đang đóng trụ sở chính;

+ Nhà thầu nước ngoài thực hiện dự án ODA thuộc vào diện được hoàn thuế giá trị gia tăng sẽ nộp hồ sơ tại cơ quan thuế nơi nộp hồ sơ khai thuế.

 

b. Đối với văn phòng đại diện nhà tài trợ ODA

Hồ sơ cần chuẩn bị:

+ Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu quy định số 01/ĐNHT (được ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC);

+ Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào theo mẫu quy định số 01-1/ĐNHT;

+ Có văn bản thỏa thuận giữa cơ quan thẩm quyền của Việt Nam với Nhà tài trợ về việc thành lập Văn phòng đại diện (cần bản chụp có xác nhận của Văn phòng);

+ Cơ văn bản của cơ quan thẩm quyền về việc thành lập Văn phòng đại diện (cần bản chụp có xác nhận của Văn phòng).

Nơi nộp hồ sơ hoàn thuế:

+ Cục Thuế quản lý địa bàn nơi mà đặt văn phòng điều hành của dự án: có thể nộp vào bất kỳ thời điểm nào khi phát sinh số thuế GTGT đầu vào được hoàn trong thời gian đang thực hiện dự án;

 

2.4 Thủ tục hoàn thuế GTGT đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài, tổ chức tại Việt Nam sử dụng tiền viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo của nước ngoài mua hàng hóa, dịch vụ có thuế GTGT ở Việt Nam để viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo

Hồ sơ cần chuẩn bị:

+ Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu quy định số 01/ĐNHT (được ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC);

+ Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào theo mẫu quy định số 01-1/ĐNHT;

+ Có văn bản phê duyệt các khoản viện trợ từ cấp có thẩm quyền (cần bản chụp có xác nhận của người nộp thuế);

+ Có văn bản xác nhận về khoản tiền viện trợ của tổ chức phi chính phủ nước ngoài có nêu rõ tên tổ chức viện trợ, cơ quan tiếp nhận khoản viện trợ, giá trị khoản viện trợ là bao nhiêu, quản lý viện trợ tùy vào trường từng trường hợp sau đây:

Văn bản xác nhận của Bộ Tài chính: nếu là viện trợ nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước;

Văn bản xác nhận của Sở Tài chính: nếu là viện trợ nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách địa phương.

Nộp hồ sơ: có thể nộp hồ sơ vào bất kỳ thời điểm nào mà có phát sinh số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại.

 

2.5 Thủ tục hoàn thuế GTGT đối với đối tượng được hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao

Hồ sơ cần chuẩn bị:

+ Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu quy định số 01/ĐNHT (được ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC); đồng thời giấy đề nghị này phải có xác nhận của Cục Lễ tân nhà nước trực thuộc Bộ Ngoại giao;

+ Bảng kê thuế GTGT của dịch vụ, hàng hóa mua vào dùng cho cơ quan đại diện ngoại giao theo mẫu quy định số 01-2/ĐNHT;

+ Bảng kê thuế GTGT của dịch vụ, hàng hóa mua vào dùng cho viên chức ngoại giao tại Việt Nam theo mẫu quy định số 01-3/ĐNHT;

+ Hóa đơn GTGT có đóng dấu của cơ quan đại diện (cần có bản gốc và 2 bản chụp kèm theo). Sau khi hoàn tất thủ tục hoàn thuế, cơ quan thuế sẽ trả lại bản gốc cho người nộp.

Nơi nộp hồ sơ:

+ Gửi hồ sơ đến Cơ quan thuế cho Cục Lễ tân Nhà nước trực thuộc Bộ Ngoại giao để xác nhận hồ sơ hoàn thuế GTGT: thời hạn gửi hồ sơ là 10 ngày đầu của tháng đầu quý, phải gửi hồ đề nghị hoàn thuế của quý trước đó;

Thời gian giải quyết: trong thời hạn quy định 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Nếu hồ sơ không đầy đủ, Cục Lễ tân Nhà nước sẽ gửi trả hồ sơ trong vòng 5 ngày kể từ ngày đã nhận được hồ sơ.


3. Thời gian được hoàn thuế GTGT là bao lâu?

Thời gian được hoàn thuế GTGT được chia thành 2 trường hợp sau:

+ Khi hoàn thuế GTGT trước – kiểm sau: 15 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Trường hợp này áp dụng đối với các cơ sở kinh doanh chấp hành tốt quy định.

+ Khi kiểm tra trước – hoàn thuế GTGT sau: khoảng 60 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Trường hợp này áp dụng đối với các cơ sở kinh doanh hoàn thuế lần đầu hoặc lần thứ 2 trở đi nhưng hồ sơ hoàn thuế lần đầu phát hiện nhiều khuyết điểm.


Tin tức khác: 

Một số rủi ro về thuế thường gặp trong doanh nghiệp

Cục thuế TP.HCM hướng dẫn thủ tục cấp phát ấn chỉ qua thư điện tử

Gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất theo Nghị định 52/2021/NĐ-CP của Chính phủ

Thủ tục khai thuế ban đầu cho doanh nghiệp mới thành lập 


Logo, company nameDescription automatically generated

TASCO - ĐẠI LÝ THUẾ CHỊU TRÁCH NHIỆM CAO NHẤT MỌI DỊCH VỤ

 Hotline: 0854862446 - 0975480868 (zalo)

 Website: dailythuetasco.com 

hoặc dichvutuvandoanhnghiep.vn

 Email:  lienhe.dailythuetasco@gmail.com


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng