Một số điểm mới trong Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14

Ngày 13/06/2021, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV thông qua Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 với nhiều nội dung quan trọng trong công tác quản lý thuế. Luật Quản lý (sửa đổi) gồm 17 chương, 152 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2020 (trừ quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử có hiệu lực từ ngày 01/07/2022 quy định tại khoản 2 Điều 151). Đại lý thuế TASCO xin thông tin về một số điểm mới đáng chú ý của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 trong bài viết dưới đây.


Bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử từ ngày 01/07/2022

Luật quản lý thuế số 38 bắt buộc tổ chức, cá nhân sử dụng hóa đơn điện tử từ ngày 01/07/2022, tuy nhiên Luật vẫn khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng quy định về hóa đơn điện tử trước ngày 01/07/2022.

Theo đó, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn điện tử để giao cho người mua theo quy định dạng chuẩn dữ liệu mà cơ quan thuế quy định và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về kế toán, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, dịch vụ.

Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán và các trường hợp xác định được doanh thu khi bán hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Đối với cấp hóa đơn theo từng lần phát sinh (hóa đơn bán lẻ): Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không đáp ứng điều kiện phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế nhưng cần có hóa đơn để giao cho khách hàng hoặc trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được cơ quan thuế chấp nhận cấp hóa đơn điện tử để giao cho khách hàng thì được cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã theo từng lần phát sinh và phải khai, nộp thuế trước khi cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh...


Theo Điều 8 - Giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

Người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế nhà nước, tổ chức – cá nhân có đủ điều kiện thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế phải thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và pháp luật về giao dịch điện tử.

Người nộp thuế đã thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế thì không phải thực hiện các phương thức giao dịch khác.

Cơ quan quản lý thuế khi tiếp nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuế cho người nộp thuế bằng phương thức điện tử phải xác nhận việc hoàn thành giao dịch điện tử của người nộp thuế theo quy định.

Chứng từ điện tử sử dụng trong giao dịch điện tử phải được ký điện tử phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Cơ quan, tổ chức đã kết nối thông tin điện tử với cơ quan thuế phải sử dụng chứng từ điện tử trong giao dịch với cơ quan thuế; sử dụng chứng từ điện tử để giải quyết các thủ tục hành chính cho người nộp thuế, không được yêu cầu người nộp thuế nộp chứng từ giấy.

Cơ quan quản lý thuế tổ chức hệ thống thông tin điện tử có trách nhiệm sau đây:

a) Hướng dẫn, hỗ trợ để người nộp thuế, tổ chức cung cấp dịch vụ về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế, ngân hàng và các tổ chức liên quan thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế;

b) Xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống tiếp nhận và xử lý dữ liệu thuế điện tử bảo đảm an ninh, an toàn, bảo mật và liên tục;

c) Xây dựng hệ thống kết nối thông tin, cung cấp thông tin về số tiền thuế đã nộp ngân sách nhà nước, thông tin về tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan bằng điện tử để thực hiện các thủ tục hành chính cho người nộp thuế theo quy định;

d) Cập nhật, quản lý, cung cấp các thông tin đăng ký sử dụng giao dịch thuế điện tử của người nộp thuế; xác thực giao dịch điện tử của người nộp thuế cho các cơ quan, tổ chức phối hợp thu ngân sách nhà nước để thực hiện quản lý thuế và quản lý thu ngân sách nhà nước;

đ) Tiếp nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuế cho người nộp thuế bằng phương thức điện tử;

e) Trường hợp chứng từ điện tử của người nộp thuế đã được lưu trong cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý thuế thì cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế phải thực hiện khai thác, sử dụng dữ liệu trên hệ thống, không được yêu cầu người nộp thuế cung cấp hồ sơ thuế, chứng từ nộp thuế bằng giấy.

 


Quy định về quản lý rủi ro trong quản lý thuế được quy định tại Điều 9 Luật này, cụ thể:

1. Cơ quan thuế áp dụng quản lý rủi ro trong đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, nợ thuế, cưỡng

chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, hoàn thuế, kiểm tra thuế, thanh tra thuế,

quản lý và sử dụng hóa đơn, chứng từ và các nghiệp vụ khác trong quản lý thuế.

2. Cơ quan hải quan áp dụng quản lý rủi ro trong khai thuế, hoàn thuế, không thu thuế, kiểm tra

thuế, thanh tra thuế và các nghiệp vụ quản lý thuế khác. 3. Áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế bao gồm: thu thập, xử

lý thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế; xây dựng tiêu chí quản lý thuế; đánh giá việc

tuân thủ pháp luật của người nộp thuế; phân loại mức độ rủi ro và tổ chức thực hiện các biện

pháp quản lý thuế phù hợp.

4. Đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế và phân loại mức độ rủi ro trong quản lý

thuế

♦ Chi tiết về quy định về quản lý rủi ro trong quản lý thuế, mời quý khách hàng xem thêm tại đây:

Quản lý rủi ro trong quản lý thuế theo Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14


Bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các Bộ, ngành trong việc quản lý thuế:

- Bộ Công thương: Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan chức năng trong việc kết nối, cung cấp thông tin liên quan để phối hợp với Bộ Tài chính trong quản lý thuế đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại điện tử, nhượng quyền thương mại và các hoạt động liên quan.

- Bộ Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo, Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan chức năng phối hợp với cơ quan quản lý  thuế để quản lý thuế đối với hoạt động cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, trò chơi điện tử trên mạng.

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức tín dụng trong việc kết nối, cung cấp thông tin với cơ quan thuế liên quan đến giao dịch qua ngân hàng của các tổ chức, cá nhân và phối hợp với cơ quan quản lý thuế thực hiện các biện pháp cưỡng chế theo quy định; thiết lập cơ chế quản lý, giám sát các giao dịch thanh toán hỗ trợ quản lý thuế đối với hoạt động cung cấp dịch vụ xuyên biên giới trong thương mại điện tử.


Bổ sung quyền hạn của người nộp thuế:

Điều 16 của Luật Quản lý thuế sửa đổi quy định rõ những quyền của người nộp thuế:

1. Được hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế; cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế.

2. Được nhận văn bản liên quan đến nghĩa vụ thuế của các cơ quan chức năng khi tiến hành thanh tra, kiểm toán, kiểm tra.

3. Yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích về việc tính thuế, ấn định thuế; yêu cầu cơ quan, tổ chức giám định số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

4. Được giữ bí mật thông tin, trừ các thông tin phải cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc thông tin công khai về thuế theo quy định của pháp luật.

5. Hưởng các ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế; được biết thời hạn giải quyết hoàn thuế, số thuế không được hoàn và căn cứ pháp lý đối với số thuế không được hoàn.

6. Ký hợp đồng với tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế, đại lý làm thủ tục hải quan để thực hiện dịch vụ đại lý thuế, đại lý làm thủ tục hải quan.

7. Được nhận quyết định xử lý về thuế, biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế, được yêu cầu giải thích nội dung quyết định xử lý về thuế; được bảo lưu ý kiến trong biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế; được nhận văn bản kết luận kiểm tra thuế, thanh tra thuế, quyết định xử lý về thuế sau thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý thuế.

8. Được bồi thường thiệt hại do cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế gây ra theo quy định của pháp luật.

9. Yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình.

10. Khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

11. Không bị xử lý vi phạm về thuế, không tính tiền chậm nộp đối với trường hợp do người nộp thuế thực hiện theo văn bản hướng dẫn và quyết định xử lý của cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến nội dung xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.

12. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của công chức quản lý thuế và tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật về tố cáo.

13. Được tra cứu, xem, in toàn bộ chứng từ điện tử mà mình đã gửi đến Cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế theo quy định của Luật này và của pháp luật về giao dịch điện tử.

14. Được sử dụng chứng từ điện tử trong các giao dịch với cơ quan quản lý thuế và các cơ quan, tổ chức có liên quan.


Thời hạn quyết toán thuế TNCN được tăng thêm 1 tháng:

Trước đây: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 32 Luật Quản lý thuế năm 2006:

Chậm nhất là ngày thứ 90, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm.

Quy định mới: Tại Điểm b Khoản 2 Điều 41 Luật Quản lý thuế 2019:

Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế.


Bổ sung dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do đại lý thuế cung cấp:

Theo Điểm c Khoản 1 Điều 104 Luật Quản lý thuế 2019 quy định đại lý thuế được cung cấp dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ.

Điều 104. Cung cấp dịch vụ làm thủ tục về thuế

1. Dịch vụ do đại lý thuế cung cấp cho người nộp thuế theo hợp đồng bao gồm:

a) Thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, lập hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế và các thủ tục về thuế khác thay người nộp thuế;

b) Dịch vụ tư vấn thuế;

c) Dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại Điều 150 của Luật này. Doanh nghiệp siêu nhỏ được xác định theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.


Về thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế

Trước đây: Theo điều 26 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11:

Thời hạn là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký thuế hợp lệ. Trường hợp bị mất hoặc hư hỏng, cơ quan thuế cấp lại trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của người nộp thuế.

Hiện hành: Tại điều 34 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14:

Thời hạn là 03 ngày làm việc kể từ ngàu nhận đủ hồ sơ đăng ký thuế của người nộp thuế. Trường hợp bị mất, rách, nát, cháy thì cơ quan thuế cấp lại trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

 

 Các quy định mới được bổ sung tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 sẽ tạo điều kiện và cơ sở cho việc quản lý thuế trong môi trường hiện đại hóa, tiếp cận tới những chuẩn mực, thông lệ, quy định quốc tế và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế thực hiện nghiêm quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật; tích cực phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực thuế.


Đại lý thuế Tasco là một trong những đại lý thuế cung cấp dịch vụ thủ tục về thuế và kế toán thuế, luôn cập nhật kịp thời quy định mới liên quan đến các lĩnh vực thuế, pháp luật doanh nghiệp. Nếu quý khách hàng muốn tìm một đơn vị uy tín để ủy thác công việc kế toán, tiết kiệm chi phí và thời gian cho doanh nghiệp, hãy liên hệ ngay đến Đại lý thuế TASCO, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7!

Một số dịch vụ TASCO cung cấp:

> Dịch vụ kế toán trọn gói

> Dịch vụ tư vấn thuế

> Dịch vụ hoàn thuế GTGT

> Dịch vụ thành lập doanh nghiệp

> Dịch vụ quyết toán thuế TNCN, TNDN

...


TASCO - ĐẠI LÝ THUẾ CHỊU TRÁCH NHIỆM CAO NHẤT MỌI DỊCH VỤ 

☎ Hotline: 0854862446 - 0975480868 (zalo)

? Website: dailythuetasco.com 

hoặc dichvutuvandoanhnghiep.vn

? Email:  lienhe.dailythuetasco@gmail.com


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng